HOT...........Cùng Phang em này nào .....
Phim Sex Tháng 2
GocViet.SexTgem.Com
Tip:Bạn Hãy Sử dụngUcwebđể download file tốt nhất!
Xem hướng dẫn
Danh mục chính
Thư viện truyện cho mobile. truyện kiếm hiệp,truyện cổ tích, truyện tiếu lâm
Truyện ngắn
Thằng Lưu hô lớn khẩu hiệu. Chúng tôi hô theo. Mười hai đứa nhất định không đứng dậy. Đồng bào đứng quanh bàn ra tán vào. Ông Sáu Chột nói vô:

- Các ông định giết lũ trẻ sao! Chúng nó có tinh thần mà.
- Tinh thần gì – một ông Trung úy hét lớn – Bọn người lớn trốn nhủi đi đâu, chúng nó trẻ dại biết gì mà xúi. Vào tuổi  này ở phố chúng nó đánh bi, đi ciné, đi học. Các người đánh thí chúng nó à? Chúng nó biết gì. Khốn nạn! Tất cả đồng bào hãy dang ra, ai về nhà nấy. Đừng cố ý gây những cuộc đổ máu như ở Thăng Bình, Duy Xuyên vì những tấm bia đá vôi này. Về hết đi!

Dân  lục tục kéo nhau về, chỉ còn mấy thằng nhỏ gầy nhom ngồi chặn quanh tấm bia, đám lính áo quần rằn ri súng lăm lăm vây quanh. Thằng Lưu lại hô lớn khẩu hiệu. Chúng tôi lại hô theo. Thằng Huân sợ quá mếu máo khóc. Ông Trung úy cho lính dang ra nói nhỏ nhẹ:

- Các em nghe tôi, nếu các em không ra tôi cho lính vào kéo ra.
- Các ông vào chúng tôi cắn lưỡi chết ngay, bọn tôi dùng gậy đánh. Bọn tôi không sợ đâu! – thằng Lưu nói. Ông ái ngại nhìn chúng tôi, những người lính đứng nới rộng vòng quanh, họ ngồi xuống trí súng vào bia vôi. Thằng Huân khóc rưng rức nắm áo tôi kéo: Tao sợ quá, họ bắn rồi. Tim tôi đập mạnh, liếc nhìn thằng Lưu. Nó hô lớn khẩu hiệu. Chúng tôi đưa tay lên cao hô lớn để trấn an tinh thần. Một ông Thượng sĩ đứng bên Trung úy:
- Bắn vài loạt lên bia là chúng hoảng ngay, để khẩu hiệu đó chướng mắt lắm.
- Từ từ đừng bạo động! Chúng còn bé có biết gì.

Họ im lặng ngồi vây quanh chúng tôi. Nắng trưa chói chang trên những chiếc mũ sắt. Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng hô khẩu hiệu và im lặng chờ đợi. Gió nồm sông Thu mát rượi thổi lùa vào. Ông Trung úy nhỏ nhẹ:

- Các em dại lắm, các em chỉ biết tấm bia này, hàng chữ này, còn không được biết những thay đổi nào khác. Tôi không muốn các em chết một cách dại dột như vậy. Hãy nghe lời anh đứng dậy đi. Trưa rồi các em cũng đói bụng rồi.

Tôi nhìn mấy thằng bạn ngồi im, thằng Lưu vẫn ương ngạnh hô khẩu hiệu. Ông Trung úy cho lính đem hộp thịt và bánh mì ra ăn trước mắt chúng tôi. Đã mấy năm rồi chúng tôi làm gì thấy bóng dáng miếng thịt hộp, ngửi thấy mùi thịt thơm. Họ im lặng mở hộp thịt pa-tê màu xám ra, lấy bánh mì quét vào và chầm chậm nhai nhìn chúng tôi. Tôi nuốt ực nước bọt, thằng Huân nhướng mắt lên nhìn, nuốt ừng ực và nói nhỏ: ngon quá mày ơi. Gió sông hắt lên, mùi thịt thơm phưng phức lùa vào, chúng tôi mười hai cánh mũi hích lên phập phồng thở. Thằng Lưu trố mắt nhìn, nuốt nước miếng đánh ực, rồi như thức tỉnh hô lớn mấy câu khẩu hiệu. Chúng tôi hô theo, mắt vẫn nhìn, nước miếng đầy mồm nuốt tuột. Ông Trung úy cười hiền nói nhỏ:

- Bây giờ thì cho các em chọn lựa, bỏ gậy xuống rời khỏi bia vôi ra đây anh sẽ cho một hộp thịt, một ổ bánh mì và một gói kẹo. Tùy đó.

Hộp thịt mở sẵn vàng ươm ra, miếng bánh mì sem sém để bên cạnh. Chúng tôi run lên bần bật. Gió càng thổi vào, sự thèm muốn của đói khát càng chồm lên cao. Trời trưa nắng gay, bụng đói cồn cào, miếng ăn trước mắt làm mắt tôi hoa lên tay chân run lập cập. Tôi quay lại nhìn mấy thằng bạn, mười hai cặp mắt trơ tráo nhìn, im lặng không nói trong phấn đấu mãnh liệt. Thằng Lưu lớn tiếng hô khẩu hiệu, tiếng hô rớt vào mỏi mệt, mười hai cánh tay đưa lên yếu ớt. Ông Trung úy lắc đầu cười:

- Em nào đứng dậy ra đây nói “em theo quốc gia” thì lãnh thịt bánh ăn. Các em dại quá, tuổi các em là tuổi ăn chơi, có biết gì đâu nào. Thôi bò ra đây đi, anh đưa bánh đưa thịt cho các em ăn.

Mười hai thằng vẫn ngồi im. Mười hai bộ xương sườn trồi ra hỏm vào theo nhịp thở và sự thèm khát. Tôi không còn nuốt nước bọt được nữa, cổ như khan đi và nhún lên xuống đều đặn đợi chờ. Thằng Huân kéo tay tôi, đôi mắt tròn xoe rơm rớm nước mắt. Tội nghiệp thằng bé nó nhỏ quá. Miệng nó mếu xệch, nó bỏ cây gậy xuống và lồm cồm bò ra, vừa khóc vừa nói:

- Em theo mấy anh, em xin theo quốc gia, em đói quá!
- Giỏi nào, có thế chứ!

Nó chụp hộp thịt, tay run bần bật không kịp xé bánh mì quét thịt. Hắn vốc cả tay vào hộp và ngồm ngoàm cho vào miệng. Cách ăn của nó càng khêu gợi chúng tôi hơn, cả bọn lại thi nhau nuốt ừng ực. Thằng Lưu gằn giọng “đồ phản động” và hắn hô lớn khẩu hiệu. Tiếng hô cả bọn lúng búng trong cổ họng, nước bọt thi nhau tuôn trào. Ăn một hơi no xong, thằng Huân lấm lét nhìn chúng tôi, nó khóc hu hu ôm ổ bánh mì chạy. Mấy phút sau thêm năm thằng nữa bỏ cuộc.

Thằng Lưu quay sang tôi và Thành:

- Thôi mày, bọn mình theo quốc gia đi!!

Chỉ chờ có thế, cả bọn bỏ gậy lồm cồm bò ra, run giọng: “em theo quốc gia” và vốc từng cục thịt hộp ngốn ngáo trong miệng. Miếng ăn hưởng được của mười năm chui rúc đói khổ, miếng ăn của ô nhục, của đầu hàng số phận. Ăn xong cả bọn xấu hổ không dám nhìn nhau, đứa nào chạy về nhà đứa nấy.

Tôi ngủ mãi đến chiều ra đứng góc chợ đã thấy tấm bia quét vôi trắng, kẻ chữ mới với hai câu khẩu hiệu khác “Quốc Trưởng Bảo Đại muôn năm” và “Đả đảo Cộng Sản”.

Những ngày tháng trôi qua,cùng với tuổi tác,  tôi sống lăn lộn khắp nơi, nhưng kỷ niệm ngày mười tuổi không bao giờ phai mờ được. Câu “em theo quốc gia” ám ảnh tôi mãi. Đến hôm nay, nghe cái chết của thằng bé Huân, thằng Lưu và mấy đứa khác, tôi tê điếng cả người. Trước khi gục ngã có bao giờ chúng nghĩ đến tấm bia ngày nào không?

Phải chăng chúng ta ở bên này hay bên kia là từ ngày ấy!? Hộp thịt, ổ bánh, hình ảnh phè phỡn kia chắc chắn không phải là lý do để đẩy một đám người về một góc lịch sử trớ trêu. Phải còn là một cái gì khác! Phải có một cái gì khác!! Cái ấy là gì đây, nó là gì để mà cả thế hệ tuổi trẻ vùi đầu cắn xé nhau trong bể tang thương này. Những thèm khác đói khổ ngày ấy chỉ là gánh nặng quá sức với tuổi thơ, điều kiện thúc đẩy chứ không phải là một chọn lựa có ý thức. Cả một thế hệ tất tả trong cơn lốc xoáy của lịch sử, bên tả, bên hữu, bên có, bên không … bầy trẻ nhỏ dại ngày nào mang cả một cuộc đời hiu hắt, thèm sống bình an, thèm đi học, thèm ước mơ được sống như một người chính trực trên mảnh đất quê mình. Còn mơ ước nào lớn hơn đứng ngoài cơn lốc xoáy đó! Mỗi đứa, không có cơ hội và cũng không bao giờ được chọn lựa một phía nào, bỗng chợt thành kẻ phản quốc, kẻ bán nước, hay chợt thành anh hùng, thành người yêu nước. Bèo dạt cả thôi sao?

Tôi tợp một hớp rượu cháy bỏng cổ, nhìn ra trũng nước màu đỏ quánh bên vệ đường.

- Tao không thể nào quên được giọng nói run run của thằng Huân “em theo các anh”. Tao không quên đôi mắt nó nhem nhép nước, vốc cả bàn tay vào lon thịt, ngoàm ngoàm nuốt chửng, thịt pa-tê vươn vãi trên khuôn mặt trẻ thơ hốc hác, ốm đói. Và thằng Huân tội nghiệp đó hôm nay bị chặt đầu vì là kẻ thù, kẻ phản quốc, kẻ dám về làng thăm lại đứa con đỏ hỏn ngày đầy tháng!! Nó mơ ước gì hả mày? Mày nói tao nghe đi! – Nó được chọn lựa gì? – Nó thèm sống, thèm bình yên ,bồng con thơ đứng bên bờ ruộng lúa, nghe gió sông Thu vời vợi chảy trên cánh đồng lúa con gái …

Mặt Thành cau lại, năm ngón tay xóc vào mái tóc ghì mạnh:

- Đã bao nhiêu năm tháng qua, rồi cũng sẽ qua. Tao, mày có thể còn hay mất trong cuộc tương tàn như trên bàn cờ mà người đánh cờ ở xa nơi nào. Đã bao năm rồi … những khổ nhục như những vết hằn trên da thịt, tưởng rằng đã quên … Tưởng rằng tụi mình đã quên đi rồi!. Lũ chúng ta không có tuổi thơ, sinh ra và lớn lên trong các đợt chiến tranh  của các phe phái khác nhau, chín năm sợ hãi chui rúc trốn đạn bom, đói khát, căm thù … Cực độ căm thù khi nghe tiếng gầm thét của   máy bay, đạn pháo cày xới , khi chứng kiến những người thân yêu gục ngã. Chúng ta học hành nhếch nhác, không căn bản vì thất thểu chạy tản cư, vì đói, vì gia đình ly tán … Chỉ được dạy căm thù giặc xâm lược, căm thù Ông Lý, Ông Bá trong làng, và dạy có một giấc mơ xa vời trong tương lai! Và rồi tất cả các người dẫn dắt đó ra đi, bỗng dưng hẫng không, bỗng dưng bị bỏ lại … Rồi một bài học căm thù khác, một cách dạy dỗ khác với một giấc mơ khác !!! Không còn thất thểu vì đói khổ áo cơm thì nay ngơ ngác vì đói thiếu một tình quê hương rơm rạ ủ nồng ,thiếu đi một lí tưởng chiến đấu, rồi những người dẫn dắt tuổi thơ ngày xưa trở lại thành kẻ thù của chúng ta, kẻ lên án chúng ta bán nước! Rồi mất hết, sạch trơn, lịch sử lùa bầy sinh linh đó qua nơi này, nơi khác, không có quyền chọn lựa, không theo ngoài phố thì phải theo trong rừng. Cái cây roi định mệnh lùa bầy cừu vào đâu thì đành be be gánh chịu số phận mình tới  đó . Có tài giỏi gì, có kiêu hãnh gì đâu! Vinh danh hay khổ nhục chỉ là trò đùa của lịch sử. Chúng ta đã sống thế nào? Rồi chúng ta sẽ sống ra sao? Ai thắng, ai bại … Cái bầy cừu này lại be be gánh chịu một số phận mới! Tất cả quá khứ của một cuộc đời sẽ lại xóa sạch, không thương tiếc …Quê hương mình bao năm qua triền miên trong chiến tranh: đánh Tàu, đánh Tây, đánh Nhật, đánh Mỹ và liên tục đánh nhau giữa phe này phe khác… Người dân như bầy cừu ngơ ngơ ngác ngác, bị thời cuộc lùa chạy ào ào qua từng cảnh ngộ. Mấy ai làm chủ được bản thân mình, mấy ai có quyền chọn lựa mình muốn sống ra sao. Mày thấy đó, thời nào cũng là thời của con người với những nỗ lực, sống cũng có văn hóa, lịch sử, giáo dục, học thuật…đâu phải chỉ có thời của người thắng là có, những gì trước đó là số không. Rồi chợt một sáng mai thức dậy, khi cuộc tương tàn chấm dứt, thì cả một đám đông trở thành một con số không to tướng, sống vật vờ. Mày xem, cái đám đông đó là gì nào? Nó có lịch sử, có văn hóa, có một nền giáo dục không? Nó có thể còn có gì tốt đẹp để từ đó lấy làm khởi điểm để đi lên hay không, hay là ta phủ nhận hết vì những gì không phải là của ta, khác ta là của kẻ địch, là xấu… Khinh chê hết, tất cả là nền vải trắng và mặc sức vẽ gì trên ấy thì vẽ. Đã bao năm rồi, và với cách xử sự này, sự việc còn tiếp diễn dài dài: cả nguồn năng lượng của dân tộc chỉ dồn cả cho việc thắng thua, được mất của từng phe phái: thế thì còn năng lượng đâu mà phát triển để chen chân với bốn bể năm châu? Vậy nên, để tồn tại được, mày hãy quên hết mày là gì, mày đã được học hỏi gì, mày có khả năng gì, nếu mày không có được cơ may có chút liên hệ gì để tỏ ra mày thuộc về những người đang nắm vận mệnh lịch sử!! Biết bao nhiêu điều, tao tưởng rằng đã quên …

Nói một thôi dài, Thành bĩu môi im lặng. Tôi muốn ôm hắn vào vòng tay cho đỡ khổ. Tại sao lũ chúng tôi khốn khổ như thế này? Tại sao chúng tôi lạc lõng, không có một chỗ đứng, có phải cứ mãi “ be be ”  chạy nối đuôi trong một trò sắp đặt? Chúng tôi đã có một thời ấu thơ đói kém, nghèo nàn mà sao hạnh phúc biết bao, dù chỉ là một chút hào hùng con trẻ nhưng đầy tự tin và kiêu hãnh. Nay thì, chúng tôi không còn quê hương, không có một ý nghĩa gì cả sao? Tương lai thì hứa hẹn một bộ xương khô nơi xó rừng già, không biết mình chiến đấu để được gì, để bảo vệ gì, chỉ biết chắc mình chiến đấu để tránh né một cái gì. Thành dốc cạn rượu vào ly, nốc cạn. Gió chiều trên miền cao nguyên đất đỏ buồn nằng nặng, mây xám từ từ xuống sát chân đồi.

- Mày tính sao đây? - Tôi hỏi nhỏ.

Mắt hắn long lên tay nắm chặt. Rồi năm ngón tay buông ra, hắn nhìn ra cửa nói thầm nhẹ như gió luồn qua cửa:

- Tao chẳng có hy vọng gì nhiều, tao luôn ước được buông súng nghỉ ngơi. Nếu bình yên, nếu tao không chết ở một xó rừng nào, tao dẫn vợ và hai đứa con tật nguyền về quê cày ruộng. Tao thì chỉ có thế. Tao mong được bình yên về làng… Chán lắm rồi…

Hắn gục xuống bàn, hai vai run lên, mũi hít khìn khịt. Tôi kêu thêm một ly rượu, ngồi yên nhìn dòng nước đỏ quánh như máu chảy tràn ra, miệng lầm bầm.

-Tưởng rằng đã quên …

( 1967 )


XtGem.com GocViet.Hexat.com
watch sexy videos at nza-vids!
Ads
Thống kê

Hình sex ola

Hình sex

Truyện sex