watch sexy videos at nza-vids!
HOT...........Cùng Phang em này nào .....
Phim Sex Tháng 2
GocViet.SexTgem.Com
Tip:Bạn Hãy Sử dụngUcwebđể download file tốt nhất!
Xem hướng dẫn
Danh mục chính
Truyện ngắn
Gã đầu gấu kêu lên. Một phút sau, một chiếc bàn chải đánh răng chui vèo qua cửa buồng lão, kéo theo một sợi dây dứa.* Lão gật gù:
- Giỏi thật. Xa thế, mà phóng một phát ăn ngay.
Phó Nhòm buộc gói thuốc vào dây, hô:
- Lái xe về.
Cái bàn chải lại chui qua cửa buồng ra ngoài.
Lão đứng lên, ngó ra hành lang, dặn:
- Chú mày chia đều cho tất cả. Có lửa chưa?
- Ông chú yên trí. Máy móc đủ cả. Chỉ thiếu có “nhiên liệu” thôi. Cháu sẽ chia đều cho bọn họ.
- Tao cũng định hút xong, rồi cho anh em. Chưa kịp, thì đã ầm cả lên. Vui thật!
Phó Nhòm nói với lão:
- Hàng mà chuyển qua cửa khẩu buồng 7 này, thì thuế má nặng lắm. Bọn kia chẳng còn mấy.
- Đó là thường tình. Chuyện hư hao là không thể tránh khỏi.
Ngoài hành lang, tiếng bàn chải lướt trên sàn vèo vèo, buồng nọ sang buồng kia, nhộn nhịp. Cả xà lim tràn ngập mùi khói thuốc lào.
Tiếng gã đầu gấu oang oang, sảng khoái:
- Cám ơn ông chú khao quân. Thuốc ngon cực kỳ. Đã đời quá! Ông chú làm gì mà tù lâu khiếp thế. Phản cách mạng, phản tuyên truyền, bất mãn, “kêu ca, phàn nàn, oán trách chế độ”, phải không?
- Tao không có tội gì hết. Tao là đại úy trong quân đội quốc gia. Tao chỉ có một tội ngu, năm 54 ở lại miền Bắc, không đi Nam, nên bị tập trung cải tạo từ năm 1961 tới 1977, mười sáu năm. Ra tù được hai năm, tao chẳng làm gì chống chế độ. Tự nhiên bọn Tầu tấn công sáu tỉnh biên giới, tao lại bị chộp nữa. Đã hơn bốn năm rồi. Không hiểu sao bỗng dưng lại đưa về nằm đây.
- Ông chú phải cảnh giác đấy. Nói ít, hiểu nhiều mà.
- Tao vợ bỏ, con chết trận. Gia đình tan nát từ lâu. Tàn rồi. Chẳng còn gì để mất, mà phải sợ, phải cảnh giác. Ở tù, ra tù, đối với tao cũng vậy. Giả thử được thả, tao cũng không biết làm cách nào để kiếm sống nuôi thân. Lại nay Đồn, mai Sở, nghĩ mà phát ớn. Sợ hơn hoạn. Tao già rồi, về với đất cũng được đấy. Năm nay, tao 53 tuổi. Hôm nay, mùng mười, tháng tám, ngày sinh nhật tao đấy.
- Bực thật. Ngày sinh nhật, mà không có gì mừng ông chú.
- Tao có để ý tới sinh nhật bao giờ đâu. Hôm nay, ngồi xe, tự dưng lại nhớ tới.
Tiếng một phụ nữ, giọng miền Nam, nhỏ nhẹ:
- Tôi có chút quà, gửi mừng sinh nhật anh nhé.
Lão cười:
- Rất cảm ơn chị quan tâm tới. Nhưng ngày sinh nhật là ngày đáng nguyền rủa đối với tôi, chứ không phải là ngày đáng mừng.
Phó Nhòm nói:
- Mụ này người Sài-Gòn, lấy chồng Hoa-Kiều Chợ Lớn. Buôn lậu, giầu xụ. Mụ và thằng con trai, cả hai vào tù 14 tháng rồi. Nghe đâu mụ ta đấm mõm cho công an những 150 cây vàng. Sắp tha rồi. Mụ ấy hảo tâm lắm, thường cho quà bọn vô gia cư. Ngưu-Ma-Vương ăn ngập miệng, cũng chiều mụ hết cỡ. Tiếp tế của mụ, thì hỡi ôi, bốn người ăn không hết. Mỗi tháng bốn lần. Mỗi lần, một bao tải lớn. Xem ra, không diệt được giai cấp tư sản đâu. Vào tù, chúng nó vẫn sướng. Chỉ đám vô sản là sống dở, chết dở, trong tù cũng như ngoài xã hội. Đòn chuyên chính vô sản trên thực tế lại giáng xuống đầu giai cấp vô sản nặng nhất. Ông bạn biết không, từ ngày giải phóng miền Nam, trung bình mỗi ngày, năm mươi hai vụ tự tử. Toàn dân nghèo. Một thành ủy viên thành phố Hồ-chí-Minh nói với tôi đó.
Một cái lược sừng vọt chui vào buồng lão.
Tiếng bà miền Nam vọng tới:
- Anh kéo dây về buồng anh đi.
Lão vội đứng dậy:
- Cảm ơn chị, tôi không nhận đâu. Tôi đã quen với nếp sống tù rồi. Chị để mà dùng.
- Anh kéo về đi. Nhanh lên. Công an võ trang sắp đi tuần vào đấy.
Phó Nhòm nói với lão:
- Mụ ấy cho thực lòng đấy. Cứ nhận đi.
Miệng nói, chân gã nhẩy xuống đất, kéo từ từ sợi dây dứa, lôi vào buồng liền mấy túi ni-lông dàn mỏng. Nào bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh gai, nào đường, nào kẹo mè sửng.
Gã tháo các túi ra, nói:
- Bà chị kéo dây về đi.
Cái lược và sợi dây chui ra khỏi cửa. Liên tiếp sau đó, hai cái lược lần lượt chui vào buồng lão. Mỗi lược là một túi ni-lông quà.
Lão cảm động đứng dậy:
- Tình cảm các chị, các cháu dành cho tôi, tôi rất cảm kích. Xin cảm ơn tất cả.
- Đúng là “Tốt số hơn bố giầu”.
Một giọng đàn ông, hằn học, đố kỵ.
- Ai vừa nói đấy?
Lão hỏi Phó Nhòm.
Gã xua tay:
- Ông bạn đừng để ý tới thằng vô gia cư này. Nó là một thượng úy bộ đội. Không biết tội gì, bị giam ở đây đã năm tháng. Ai cũng ghét. Chẳng ai cho quà nó cả. Đói nhăn răng. Nó khoe, nó là đơn vị đầu tiên tiến vào giải phóng Sài-Gòn. Ngay cả mụ giầu xụ rộng rãi thế, cũng không cho nó cái gì. Tính nó hay xì xọt, bẩm báo. Chết đáng kiếp. Nhưng từ hôm bị gã đầu gấu buồng 7 rạch cho một “mince lame” (dao cạo) vào mặt, sợ, chừa hẳn. Vết sẹo còn ở má đó. Dài đến chục phân. Số là Ngưu-Ma-Vương sáng đó, vội cái gì, cho hai thằng ra làm vệ sinh cùng lúc, nên gã đầu gấu mới có cơ hội ra tay.
- Gã đầu gấu có bị kỷ luật nặng không?
- Cùm có ba hôm, mụ giầu xụ xin cho. Ngưu-Ma-Vương tha ngay. Ông bạn thấy sức mạnh của kinh tế có khiếp không! Lão Ngưu-Ma-Vương này đáng vào tù!
- Xã hội đói, khó tránh khỏi những chuyện như vậy lắm. Bỏ tù bao nhiêu cũng vô ích. Từ mấy chục năm nay, các trại đầy ắp lưu manh. Lớp nọ kế tiếp lớp kia, ngày càng đông đảo. Thời Tây, ở Hà-Nội giỏi lắm đếm được gần trăm tên trộm cắp, tụ tập ở mấy chợ Đồng-Xuân, chợ Hôm, chợ Mơ, chợ Đuổi. Phần lớn đều mồ côi, mồ cút. Con cái những nhà nghèo lắm mới phải đi bán kem, bán báo, đánh giầy, đánh mũ. Ở nông thôn, chỉ thỉnh thoảng xảy ra chuyện ăn trộm con gà, con qué. Tôi chưa thấy một giáo viên, một học sinh nào đi ăn cắp cả. Bây giờ thì nhan nhản. Xã hội đã lưu manh hóa mất rồi. Vào rạp xi-nê mà bỏ dép, để chân lên ghế trước, là y như rằng dép biến. Mới tháng tám, mà số nhập Hỏa-Lò của tôi đã là 4257. Như vậy hàng năm, Hỏa-Lò phải bắt vào ít nhất 6000 tù.
- Ông bạn nói đúng. Tôi vào tù cũng chỉ vì ăn cắp của công. Từ to tới nhỏ, thằng cán bộ nào có điều kiện ăn cắp mà không ăn cắp? Nhưng chết, chỉ chết loại tép riu như tôi thôi. Lương lậu chết đói, không tham ô, hối lộ, sống sao nổi. Muốn lương thiện cũng không được. Anh em, họ hàng, bạn bè gặp khó khăn, muốn cưu mang nhau cũng không nổi. Muốn xây dựng một xã hội có tình người, việc đầu tiên là phải xây dựng một xã hội no đủ. Giáo dục, văn hóa, sau. Cái đói không có tai. Khi cái dạ dày lép xẹp, lời hay, ý đẹp, dẹp tất. Chẳng hạn như mụ Sài-Gòn ở đây. Mụ ta giúp được nhiều người khác, vì mụ ta có nhiều tiếp tế. Tôi với ông bạn, dù có hảo tâm, dù có muốn giúp, cũng không làm được gì. Bản thân chúng ta còn thiếu bét. Giá mụ ta mà vào xà lim này sớm hơn một chút, thì gã thanh niên buồng 6 không đến nỗi chết.
- Sao có chuyện như vậy?
- Ông bạn không biết. Cách đây độ bảy tuần, gã thanh niên buồng 6 dùng mảnh chai cắt ven tay, tự tử chết. Nó mới hai mươi tuổi, cao lớn, đẹp trai. Chết nỗi, lại ăn quá khỏe. Gia đình không tiếp tế. Bị cái đói hành hạ không chịu nổi, nó dùng cái chết để giải quyết cái đói. Nếu được mụ Sài-Gòn cho quà, tôi tin rằng nó không tự tử. Ở buồng chung, lác đác cũng có những thằng tự sát như nó. Đứa thì đập đầu vào tường mà chết. Đứa thì dùng thủy tinh cứa cổ mà chết.
Thấy đuôi mắt Phó Nhòm có nhiều vết nhăn, lão hỏi:
- Anh năm nay bao nhiêu tuổi?
- Tôi sinh năm 1928. Năm nay, năm mươi lăm tuổi. “Năm mươi lăm tuổi hãy mừng ta / Còn bốn lăm năm nữa đó mà”. Tôi người làng Vân-Đình, cùng quê với cụ Nghè Dương-Khuê.
- Anh là đảng viên phải không?
Phó Nhòm ngạc nhiên:
- Ủa, sao ông bạn biết?
- Đoán vậy thôi.
- Ông bạn đoán đúng. Tôi vào Đảng từ năm 1953. Trong kháng chiến, tôi là bộ đội. Tôi có mặt cả trong chiến dịch Biên Giới lẫn Điện-Biên. Năm 1956, tôi chuyển sang ngành ngoại thương. Tôi “giác ngộ” tương đối sớm, nhưng cũng quá muộn để làm lại cuộc đời. Sau cải cách ruộng đất, sau vụ Nhân-Văn, là tôi biết mình lầm. Những năm kế tiếp, tôi càng sáng tỏ vấn đề. Đất nước thống nhất, tôi có dịp đi công tác vào Nam ngay. Qua vùng đồng bằng sông Cửu-Long, tôi thấy tận mắt nông dân dùng cả gạo để nuôi lợn. Quá no đủ. Đầy tình người. Đặt chân tới thành phố Sài-Gòn, tôi giật mình. Phồn thịnh quá! Hạnh phúc quá! Trẻ con thời ngoan ngoãn, lễ phép. Hóa ra tuyên truyền toàn bố láo. Cả một cuộc sống như vậy mà không biết giữ lấy. Thực đáng tiếc, đáng trách. Trở ra Hà-Nội tôi có dịp gặp lại cụ Vũ-Đình-Huỳnh. Trong kháng chiến chống Pháp, tôi đã gặp cụ vài lần. Một cụ già đạo mạo, trang trọng. Nét cương nghị, trung thực, hiện rõ trên vẻ mặt ưu tư, buồn buồn. Ông cụ ngậm ngùi nói với tôi: “Anh bạn ạ, Sài-Gòn là một thành phố bị chiếm đóng. Không phải là một thành phố được giải phóng. Chỉ vài năm thôi, nó sẽ giống Hà-Nội. Tôi cả đời đi làm cách mạng, hy sinh tất cả, chỉ mang trong lòng một nguyện ước: đất nước được độc lập. Dân tộc được tự do, no ấm. Tôi đã không làm được điều đó. Thực đắc tội với đồng bào”. Nói thực với ông bạn, nếu các vị trong Bộ Chính-Trị, trong Trung-Ương mà ai cũng có một tấm lòng như cụ Vũ, thì tôi cũng không nằm đây, ông bạn cũng không nằm đây. Khốn nỗi, toàn một bọn cơ hội, đầy tham vọng cá nhân thấp hèn, đầy thủ đoạn hung hiểm, chỉ lo củng cố quyền lực, dối dân, mị chúng, đạo đức giả, núp sau nhãn hiệu cách mạng để làm những việc phản cách mạng, phản tiến hóa, núp sau nhãn hiệu Nhân-Dân để làm những việc phản Nhân-Dân. Lời nói thì đề cao con người. Việc làm thì hạ nhục con người. 
Nghe Phó Nhòm tâm sự, thoạt tiên, lão nghi gã định gài bẫy lão. Sau thấy vẻ phẫn nộ thành thực của gã, lão lại nghĩ có lẽ anh chàng này là một ăng-ten bất đắc dĩ. Nhưng đối với lão, chuyện đó không thành vấn đề. Lão chẳng có gì để phải giấu giếm, phải đóng kịch. Nhìn kỹ mặt Phó Nhòm, nhất là đôi mắt, lão thấy không có những ánh nham hiểm, điêu trá. Khi gã cười, lão còn thấy gã có vẻ chất phác, lương thiện.
Lão thành tâm khuyên:
- Anh ăn nói thẳng quá. Đến tai công an, nguy hiểm đấy. Tôi đã gặp nhiều người chết vì vạ miệng. Mới gặp tôi, anh đã phản tuyên truyền như vậy. Anh không sợ sao? Anh biết tôi là người thế nào? Từ rầy, phải cảnh giác một chút.
Phó Nhòm cười rất tươi:
- Tôi có con mắt tinh đời. Ông bạn đâu có thể là loại chó săn, chim mồi! Hơn nữa, ông bạn ở đây rồi sẽ thấy. Trong xà lim này, họ chửi lung tung cả. Ức quá, ai mà nhịn được. Tôi thuộc loại giữ miệng đấy. Nhưng gặp ông bạn là người hiểu biết, có phong độ quân tử, tôi nói cho hả. Ở đời, cũng phải tin nhau một chút chứ. Nghi ngờ tất cả, sống sao nổi!
Lão cười:
- Vậy thì chúng ta hãy sống thực với nhau. Tôi hỏi anh, án mấy năm? Sắp hết án chưa?
Phó Nhòm vỗ đùi:
- Đúng là tôi có con mắt tinh đời mà! Tôi biết không qua mắt nổi ông bạn. Tôi bị xử ba năm. Bốn tháng mười ngày nữa là hết án. Tôi nằm ở các xà lim đã 16 tháng rồi. Chúng nó muốn dùng tôi làm ăng ten, giúp chúng điều tra các vụ án chính trị, vì tôi là đảng viên. Thực tế, tôi chẳng giúp được bọn chúng cái gì cả. Tôi có thể ăn cắp của công. Tôi không ăn cắp, thì những thằng khác cũng ăn cắp. Nhưng lợi dụng lòng tin của bạn tù, rồi hãm hại họ, tôi chịu, không thể làm nổi. Nó khốn nạn quá, độc ác quá. Mặt khác tôi cũng quý họ, phục họ. Không có những người can trường như họ, lịch sử không tiến được! Chúng nó hứa, được việc, sẽ giảm cho tôi 6 tháng. Nếu tôi nhẫn tâm, thì giờ này tôi đã nằm nhà rồi. Tôi nghĩ, nên để cái phúc cho con cháu.
- Không làm theo ý họ, sao anh không bị tống đi trại?
- Tiền, tiền. Đa số nằm đây đều phải chi cả.
- Thế sao lúc đầu anh lại nói dối tôi là mới bị bắt hai tháng?
- Tôi đã nằm ở xà lim 1 này hơn sáu tháng, ai cũng biết, dối sao được. Thằng đầu gấu cũng đoán được tôi là ăng ten, nên lúc nẫy nó nhắc anh phải cảnh giác. Bọn chấp pháp ngu, dặn tôi là bao giờ cũng phải nói là mới bị bắt, không được tiết lộ bí mật. Nhưng bí mật gì? Chỉ cần tinh ý một chút, nhìn nội vụ là biết ngay đã tù lâu. Nằm với ai, tôi cũng nói là mới bị bắt hai tháng. Chẳng khác gì gián tiếp báo cho họ phải đề phòng. Nếu tôi thực tâm muốn làm việc cho lũ chúng, tôi phải có kế hoạch. Chứ đâu đến nỗi ngu như thế. 
Có tiếng giày ở ngoài sân. Cả xà lim im lặng. Hai tên công an võ trang mở khóa loảng xoảng, đi vào hành lang. Chúng mở cửa gió từng buồng, nhìn vào điểm người, rồi đóng lại. Tới buồng bà Sài-Gòn, một tên ngó vào, nói nhỏ cái gì. Phó Nhòm len lén đứng lên cùm nghé. Gã thấy bốn cái lạp xường được lần lượt đưa qua song sắt. Tên võ trang kín đáo để vào tờ báo, rồi gập lại.
- Trời nóng quá. Cán bộ mở hộ cửa gió, cho các buồng thoáng một chút.
- Được, nhưng cấm nhòm ngó sang buồng khác trò chuyện!
Phó Nhòm vội vã ngồi xuống sàn. Hai tên võ trang mở cửa gió ở các buồng, rồi khóa cửa khu xà lim, đi ra.
Gã đầu gấu cười hề hề:
- Bà cô đúng là ân nhân của xà lim. Chúng cháu có quỳ lạy nó, cũng đừng hòng nó mở.
Phó Nhòm thì thào:
- Bốn lạp xường to đùng. Ông bạn xem, vào tù rồi, mà bọn tư sản vẫn oai thế. Quản giáo, võ trang răm rắp tuân lệnh.
Lão ngán ngẩm:
- Trên trại cũng vậy. Những người nhiều tiền, sai khiến bọn quản giáo như sai đầy tớ. Chỉ giai cấp vô sản là khổ. Quanh năm ăn tiêu chuẩn trại. Lại hay bị đánh đập, cùm kẹp. Chết như ruồi. Bây giờ đến lượt tôi mời anh cùng ăn sinh nhật với tôi.
Lão đưa cho Phó Nhòm hai phong bánh đậu xanh, hai phong bánh khảo. Gã nhoẻn miệng cười, đỡ lấy:
- Tôi không khách sáo như ông bạn đâu. Tôi ăn ngay. Từ nay, chúng ta coi nhau như bạn. Mong ông bạn đừng từ chối tôi cái gì nữa. Vài hôm nữa, tôi gặp vợ. Ông bạn có muốn nhắn gì cho cô em gái không?
- Anh nhờ chị ấy nhắn hộ với em tôi là tôi đã về Hỏa-Lò. Bảo nó gửi cho tôi một ít Vi-ta-min C, một bàn chải, một hộp thuốc đánh răng, một bộ quần áo. Nói với nó là tôi vẫn khỏe.
- Có thế thôi?
Lão buồn rầu:
- Vợ chồng nó nghèo, đông con. Xin thế đã làm lệch quỹ gia đình nó rồi. Tôi áy náy lắm.
Tiếng gã đầu gấu oang oang:
- Đề nghị mấy em hát mừng sinh nhật ông chú đi. Buồng 9 mở đầu, rồi đến buồng 8, buồng 10.
Một cô gái lên tiếng:
- Cháu hát bài “Đợi Anh Về”, chúc mừng ông chú sẽ được về nhé.
- Hoan hô! Hoan hô!
Em ơi, đợi anh về.
Đợi anh hoài, em nhé.
Mưa có rơi dầm dề.
Ngày có buồn lê thê.
Thì em ơi, cứ đợi.
Anh của em trở về...
Lão già ngạc nhiên:
- Đứa nào mà hát hay thế? Có phải ca sĩ chuyên nghiệp không?
- Không phải, con tây đen đấy. Quê nó ở Từ-Sơn, Bắc-Ninh. Nó là sản phẩm của một vụ hiếp dâm trong kháng chiến chống Pháp. Nó hát quan họ Bắc-Ninh mới tuyệt! Giọng nó khỏe lắm. Có nó, xà lim này cũng đỡ buồn.
- Nó tội gì vậy?
- Không rõ. Nó không bao giờ nói cả. Cũng không tiện hỏi. Có khả năng con này là ăng ten. Nằm cùng buồng nó, là một em bị kết tội buôn đô la. Mới bị bắt. “Co quắp” trông rất sex-appeal! Cảnh sát khám được sáu trăm đô la trong người nó. Thế là vào thẳng đây. Gần hai tháng rồi. Không tiếp tế. Có một bộ quần áo độc nhất trên người. Khổ lắm. Mụ Sài-Gòn phải cho nó một bộ thay đổi. 
Tiếng hát tiếp tục, lanh lảnh. Điệu nhạc dồn dập, mạnh mẽ, lập đi, lập lại.
Đợi anh, anh trở về, trong chết cười ngạo nghễ...
Đợi anh, anh trở về, trong chết cười ngạo nghễ...
Rồi chuyển sang ngân dài, não nề :
Dù tuyết rơi, bão nổi
Dù nắng cháy, em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh hoài, em nhé....
Lão tấm tắc:
- Đúng là có giọng hát trời cho. Nếu được rèn luyện, thì sẽ vươn cao biết mấy. Xã hội đã vùi dập biết bao tài năng. Tiếc thật. Bài hát này phổ nhạc thơ Simonov, bài thơ hay nhất của ông. Tố-Hữu dịch theo bản tiếng Pháp. Y dịch hỏng. Thí dụ hai câu tiếng Pháp là: “Quand la pluie au ton cuivré/ Sème la tristesse” mà dịch là: “Mưa có rơi dầm dề. Ngày có buồn lê thê”, thì không diễn tả được cái mầu vàng võ vàng, mung lung. Cái mầu vàng này chính là nỗi lòng héo hắt của người cô phụ chờ chồng nơi chinh chiến. Nhà thơ Lê-quang-Dũng, trước kia tù cùng với tôi, dịch hai câu này tuyệt vời:
Nắng chiều nhuộm sắc mưa sa
Sầu em cũng chín như là hoàng hôn.
Anh có thấy một trời, một vực không? Còn hai câu:
Dù tuyết rơi, bão nổi
Dù nắng cháy, em ơi. 
Thì dịch lạc hẳn ý. Nguyên văn tiếng Pháp là: ”Attends-moi, quand l’été rayonne/Mais tout l’hiver, attends.” “L’été rayonne” là “mùa hè lấp lánh”, đánh thức bản năng sống. Không ăn nhập gì tới “nắng cháy” cả. “Mais tout l’hiver, attends” là suốt mùa đông lạnh lẽo, cần tình yêu sưởi ấm, vẫn âm thầm, cô đơn chờ đợi. Tương “Tuyết rơi” với “Bão nổi” vào làm gì?
Phó Nhòm thán phục:
- Ông bạn xuất thân nhà binh. Dân lính tẩy, mà cũng sành văn thơ. Lạ đấy!
Tiếng cô tây đen vang lên:
- Bây giờ cháu hát bài “Tiếng Hát Dân Chài”. Ông chú nghe nhé.
- Cháu hát tuyệt lắm. Hát đi.
Cả xà lim lắng nghe. Tiếng hát dạt dào tình sóng nước, mênh mông, lồng lộng, đưa hồn người thoát khỏi cảnh ngục tù ảm đạm, bay bổng giữa trời biển bao la, bát ngát:
Ô, này anh em ơi! Tôi nhớ một chiều
Ánh  lửa bừng soi thân yêu
Vi vu mà lên cao, nhấp nhô ngọn triều...
- Hát to lên, cho bên này nghe với! Con sơn ca của anh!
Tiếng từ khu xà lim 2, tận gần giàn nho, vọng tới.
Khi cô ca sĩ hát hết bài, cả xà lim rầm rộ vỗ tay tán thưởng. Bà Sài-Gòn nói:
- Cô thưởng cho cháu ít ô mai, ít kẹo chanh, cháu ăn cho ngọt giọng nhé.
- Cám ơn cô. Đợi cháu hát nốt bài thứ ba hãy. Đây là bài dân ca quan họ, quê cháu. Mẹ cháu dạy cháu từ bé.
Gã giặc lái tử hình kêu lớn:
- Hát đi. “Chỉ nghe tiếng hát mà lòng yêu thương” rồi đó!
Cô gái da đen hồn Việt lại cất tiếng hát. Điệu hát mang hồn quê hương, xứ sở, như nức nở, như nhắc nhở, tình nghĩa keo sơn, muôn đời không dứt, không quên, tha thiết, níu kéo.
Người ơi, người ở, đừng về!
Người về...về có nhớ...
Mà này, vạt áo, đừng có ướt đầm...
...ướt đầm như mưa...
Người ơi, người ở, đừng về!
Khi tiếng ca ngừng, xà lim lặng đi. Rồi một tràng pháo tay nhiệt liệt, vang dội.
Lão đứng lên, nhìn ra hành lang, xúc động:
- Cám ơn cháu, cháu hát hay quá. Đây là lần thứ nhất tôi mừng sinh nhật, các bạn ạ. Tối nay quá là vui. Vui nhất trong đời tù của tôi. Vui đến nỗi tôi muốn ở đây, đừng về nữa. Nếu sau này có về, tôi sẽ mãi mãi nhớ tối nay. Nhớ, có thể vạt áo sẽ ướt đầm như mưa.
- Ông chú đa cảm quá đấy. Đến lượt buồng 10, hát!  
Gã đầu gấu đùa, ra lệnh.
Một tiếng cục cằn từ ngoài sân, quát lớn:
- Câm mõm hết! Hát hỏng nữa, tôi cùm cả lại. Đi ngủ!
Phó Nhòm nói nhỏ với lão:
- Tên phó giám thị đấy. Mặt sắt đen xì, mất hết tình người. Trái ý nó là cùm. Anh em gọi nó là Thần Cùm.
Đợi Thần Cùm đi khỏi, Phó Nhòm nói to:
- Xin lỗi quý vị thính giả. Buổi văn nghệ tối nay tạm ngừng, vì lý do trục trặc kỹ thuật. Tối mai, thứ bẩy, xin hẹn gặp lại quý vị.
Gã đầu gấu càu nhàu:
- Đang du dương, thì bị địch gây nhiễu. Làm một hơi tiêu sầu vậy.
Rồi ong ỏng hát:
Nhớ nhà châm điếu thuốc.
Khói huyền bay lên cây.
Có phải sầu vạn cổ,
Chất trong hồn chiều nay.
- Đ... mẹ nó, nhớ vợ, thương con, thèm thịt chó!
Lão nằm xuống, mệt mỏi:
- Hôm nay, tôi cũng nhọc, phải ngủ. Anh ngủ chưa?
- Tôi còn lâu. Muỗi nhiều đấy. Buông màn mà ngủ. Trên tường, có sẵn mấy cái lỗ nhét đầy giẻ, dây thò ra. Ông bạn có thể mắc màn vào đó. Lấy tạm miếng các-tông này mà quạt. Nóng thực.
- Tôi nằm không cho thoáng cái đã. Buông màn ngột ngạt lắm.
- Tùy ý. Chúc ông bạn ngủ ngon.
Phần đi đường mệt. Phần no bụng. Một lúc, lão thiếp đi.
Khi lão thức giấc, trời chắc đã gần sáng. Lão ngạc nhiên thấy Phó Nhòm, tay cầm mẩu bút chì ngắn ngủn, tay cầm mảnh giấy gói trà, ngồi nhìn lên trần, vẻ suy nghĩ lung lắm.
Lão hỏi:
- Gần sáng rồi, anh không ngủ à? Viết gì vậy?
Gã nheo mắt cười:
- Làm thơ tặng “Em” đấy.
- Tặng vợ à?
- Không. Tặng em buồng 9, buôn đô la. Em có vẻ đã chiếu cố tới. Giờ vệ sinh đi qua buồng, em lần nào cũng ngước lên cười.
- Giấy bút ở đâu mà xoay được vậy?
- Nhờ mụ Sài-Gòn cung cấp cho. Mụ ta muốn gì mà chẳng được.
- Cẩn thận, quản giáo vớ được, thì phiền to. Tôi lo cho anh.
Gã trấn an:
- Không ngại. Tôi rất thận trọng. Tôi còn yểm được cả lưỡi dao cạo, để hàng ngày cạo râu. Ông bạn này, tôi muốn làm một bài thơ mà nghĩ mãi không ra mấy câu kết. Bực quá.
- Tỏ tình, thì cần gì thơ. Viết văn xuôi cũng được.
Gã lắc đầu:
- Văn xuôi thì nói làm gì. Tôi không phải không biết làm thơ. Tôi đã làm thơ từ hồi đi bộ đội. Thỉnh thoảng báo “Văn-Nghệ”, “Văn Nghệ Quân Đội” vẫn đăng thơ tôi. Nhưng tôi muốn sáng tạo một loại thơ mới, phá bỏ tất cả những lối mòn sáo cũ, nâng thơ lên ngang tầm thế giới hiện đại, không, thế giới hậu hiện đại! Ông bạn đọc thử xem.
Lão cầm lấy mảnh giấy gói trà, đọc đi, đọc lại ba bốn lần, rồi ngơ ngác hỏi:
- Anh định nói cái gì? Tôi mù tịt, không hiểu. Sao bài thơ lại sắp xếp theo hình tam giác lộn ngược, giữa lại có một kẽ trống, không có chữ?


Trang chủ
Bản quyền thuộc về LaoCai.Wen.Ru
XtGem.com GocViet.Hexat.com
Ads
Thống kê

Hình sex ola

Hình sex

Truyện sex