HOT...........Cùng Phang em này nào .....
Phim Sex Tháng 2
GocViet.SexTgem.Com
Tip:Bạn Hãy Sử dụngUcwebđể download file tốt nhất!
Xem hướng dẫn
Danh mục chính
Thư viện truyện cho mobile. truyện kiếm hiệp,truyện cổ tích, truyện tiếu lâm
Truyện ngắn
Sau khi thuê phòng trọ, tắm rửa và cơm nước xong, chúng tôi hỏi đường đến tháp Yang Mun và tháp Drang Lai.  Vì nghe dân ở đây bảo các vị thần Chàm trong hai ngôi tháp này linh thiêng ghê lắm.  Tôi khấn vái và xin xăm.  Tôi ngạc nhiên vô cùng khi lá xăm tôi bốc trúng lại là
bốn câu Kiều của ông Nguyễn Du:

Từ phen chiếc lá lìa rừng
Thăm tìm luống những liệu chừng nước mây
Rõ ràng hoa rụng hương bay
Kiếp sau họa thấy kiếp này hẳn thôi.

Tôi bán tín bán nghi, vì nghe nhiều người nói ở Việt Nam, chuyện cúng bái, mê tín dị đoan, bây giờ là một business.  Chẳng lẽ ông thần Chàm này lại thuộc cả truyện Kiều.  Nghĩ như vậy, nhưng thấy bốn câu thơ lại đúng vào trường hợp của mình, tôi cũng thấy lòng buồn vô hạn.  Trở về phòng trọ, bà chủ nhà cho biết ngày mai có chợ phiên của người dân tộc, vừa đông vui vừa có thể mua nhiều thứ thổ sản, gia cầm với gía rất rẻ.  Tôi cũng muốn mua mấy con gà, để cúng chồng tôi.  Khi còn sống anh thích ăn gà luộc.  Bà còn cho biết thêm dân chúng ở vùng này đa số là người Thượng thuộc các sắc tộc Djarai, Bahnar, Hroi và M dhur.
Có một số sống trong các bản rất xa, cách thị xã này từ 10 tới 20 cây số.

Sau một đêm trằn trọc với những cơn ác mộng, vừa mới chợp mắt tôi đã nghe tiếng người réo gọi nhau.  Ngôn ngữ của các sắc tộc, tôi không hiểu họ nói gì.  Chợ phiên nhóm rất sớm.

Chúng tôi vội vàng ăn sáng rồi kéo nhau ra khu chợ, nằm không xa trước nhà trọ.  Tôi có cảm giác lạ lẫm vì đây là lần đầu tiên tôi đến một buổi chợ phiên của người sắc tộc.  Đã vậy vợ chồng cháu Thùy Dương cứ theo hỏi tôi điều này điều nọ.  Khi đang cố giải thích về nguồn gốc người Thượng, chúng tôi đến một quày gà.  Những con gà tre nhỏ xíu được nhốt trong mấy cái lồng đan bằng tre.  Tôi ngồi xuống lựa hai con gà béo nhất, bảo người chủ bắt hộ hai con gà này ra khỏi lồng.  Người chủ là anh đàn ông người Thượng vừa đen vừa ốm, nói tiếng Việt chưa sõi... Khi Anh xăn tay áo lên và thò tay vào lồng gà, tôi bỗng giật mình khi phát hiện vết sẹo trên cánh tay trái.  Vết sẹo có hình dáng đầu một con cọp.  Tôi nhớ tới Cao Nguyên, đứa con trai ba tuổi, bị thương trong trận pháo kích của VC vào trại gia binh
ở Biển Hồ.  Vết thương trên cánh tay cháu sau khi chữa lành cũng để lại một vết sẹo có hình ảnh đầu một con cọp.  Biểu tượng binh chủng BĐQ mà chồng tôi luôn mang trên vai áo.

Tôi biến sắc, nắm chặt cánh tay anh người Thượng và nhìn vào mặt anh ta.  Cũng hai con mắt khá to, cũng cái sống mũi cao, nhưng khuôn mặt cháy nắng, mái tóc mầu nâu sậm như mầu đất đỏ Pleiku.  Không có nét đẹp của Cao Nguyên ngày trước.  Anh người Thượng ngượng ngùng, cúi mặt xuống, khựng lại.  Nhưng tôi chợt nhớ ra trên vành tai của Cao
Nguyên có một lỗ tai nhỏ, giống như ba của nó, tôi cúi xuống để nhìn kỹ vào tai anh người thượng.  Tôi bàng hoàng khi nhận ra hai cái lỗ tai nhỏ trên hai vành tai.  Bất giác, tôi ôm chầm lấy anh và nước mắt trào ra.  Nhưng anh bán gà đẩy mạnh tôi ra và nói một tràng tiếng Thượng.  Vợ chồng cháu Thùy Dương ngơ ngác nhìn tôi, không biết xảy ra điều gì.  Nghĩ tới chị giúp việc ngày trước có thể xác nhận cùng tôi đôi điều kỳ lạ, tôi báo cháu Thùy Dương đi gọi chị từ gian hàng hoa lan phía trước.
Tôi kéo chị ra xa và nói vào tai chị:
-  Chị nhìn kỹ anh người Thượng này xem có giống ai không?
Sau một lúc nhìn không chớp mắt, mặt chị biến sắc, rồi không trả lời tôi mà thì thầm một mình:
-  Thằng Nguyên?  Chả lẽ là thằng cu Nguyên?
Rồi chị nhìn thẳng vào mặt anh ta hỏi:
-  Mày có phải là thằng Nguyên, Lê Cao Nguyên không?
Anh người Thượng lắc đầu.
-  Tao là thằng Ksor Tlang.
Tôi mua hết những lồng gà hôm ấy và và đưa cho anh một nắm tiền.  Sau khi đếm xong anh trả lại cho tôi hơn một nửa, rồi buột miệng:
-  Mày bắt cái con gà nhiều tiền quá!

Tôi mất hết bình tĩnh, bảo vợ chồng chị giúp việc đứng giữ anh ta, rồi chạy vào phòng trọ tìm bà chủ nhà.  Tôi kể rất vắn tắt những gì đã xảy ra. Có lẽ bà ta là người có tai mắt ờ đây, nhưng là một người tốt bụng, nhấc điện thoại gọi công an.  Chưa đầy ba phút hai gã công an chạy tới bằng xe gắn máy, một Kinh một Thượng, cúi đầu chào bà chủ.  Chưa kịp nói gì, bà chủ kéo tay hai gã công an ra chợ.  Vừa đi bà vừa giải thích.  Đến nơi, gã công an nói một tràng tiếng Thượng.  Tôi không hiểu gì nhưng thấy anh bán gà gân cổ cãi lại.  Cuối cùng hai người công an kéo anh đi, mặc dù anh cố tình chống lại.  Chúng tôi đi theo phía sau trở về phòng trọ.

Qua trung gian của bà chủ nhà trọ, tôi nhờ gã công an giúp tôi, dịch lại các điều trao đổi giữa tôi và anh bán gà, và cố gắng bằng mọi cách tìm ra tông tích của anh ta.  Tôi nhét vào tay bà chủ nhà trọ hai tờ giấy bạc 100 đô la..
-  Em có cha mẹ không?  Tên ông bà là gì?
-  Tôi có cha mẹ.  Cha tôi tên Ksor H lum, mẹ tôi tên H Nu
-  Có anh em không?
-  Không.
-  Anh có nhớ ngày sinh không?
-  Không.
(Gã công an nhìn sang tôi, bảo là sẽ đi tìm khai sinh sau)
-  Anh có nhớ lúc còn nhỏ, khi ba, bốn tuổi anh ở đâu không?
-  Không!  Thì chắc tôi ở với cha mẹ tôi mà.
-  Cái sẹo trên cánh tay trái, anh biết vì sao mà có cái sẹo này không?
(Gã công an bảo anh xăn tay áo lên và chỉ vào vết sẹo)
-  Không!  Chắc là bị cành cây đâm trúng.
Tôi thở ra thất vọng.  Nhưng vừa chợt nghĩ ra điều gì, tôi lại hỏi:
-  Cha mẹ anh đang ở đâu?
-  Buôn Ban Ma Dek.
(Gã công an nhìn tôi, bảo buôn Ban Ma Dek cách đây hơn 10 cây số)
-  Anh ở chung với cha mẹ anh?
-  Không, ở bên cạnh, với vợ và hai đứa con.
-  Đã có vợ con rồi à!  Tôi buột miệng.

Tôi đề nghị hai gã công an cùng đi với chúng tôi và anh bán gà về buôn Ban Ma Dek.  Sau khi hỏi nhỏ bà chủ nhà trọ, hai gã công an gật đầu.  Nhưng bảo chúng tôi phải thuê xe ôm, vì về buôn Ban Ma Dek chỉ có đường rừng, xe ô tô không chạy được.  Bà chủ nhà trọ gọi giùm chúng tôi bảy cái xe ôm.

Cha mẹ của anh bán gà đã khá giả, trước đây chỉ sống lẻ loi trong núi nên không nói được tiếng Việt.  Chúng tôi lại trao đổi qua sự thông dịch của gã công an người Thượng.  Vợ và hai con của Ksor Tlang thấy có nhiều người cũng chạy sang nhìn.

Lúc đầu, ông bà cứ nhất quyết Ksor Tlang là con đẻ của ông bà.  Nhưng thấy tôi khóc lóc, năn nỉ và nhờ gã công an gạn hỏi, cuối cùng ông cha mới kể lại sự thực.
-  Năm ấy, lâu rồi, sau mấy ngày chiến trận ác liệt, mà vợ chồng tôi phải nằm suốt sau tảng đá to trước nhà để tránh đạn.  Bỗng một buổi chiều có người lính mặc áo rằn ri, bị thương nặng lắm, nhưng cố lết vào dưới căn nhà sàn của tôi rồi gục chết, trên lưng có mang một đứa bé. Nó là thằng Ksor Tlang bây giờ.
-  Rồi xác của người lính đó ở đâu?  Tôi hỏi.
Ông chỉ tay ra rừng cây phía trước:
-  Tôi đã chôn ông ta dưới gốc cây ấy, rồi rào lại, sợ thú rừng bới lên ăn thịt.

Chúng tôi theo sau hai người công an dìu ông gìa đi về phía khu rừng.

Tôi khóc ngất khi nhìn thấy ngôi mộ lè tè nằm dưới tàng cây, được rào lại bằng những que gỗ nhỏ.  Vợ chồng cháu Thùy Dương cũng qùy xuống ôm vai tôi mà khóc.  Tôi ngước lên dáo dác tìm Ksor Tlang, thằng Cao Nguyên, đứa con trai duy nhất của vợ chồng tôi.  Nó đang đứng bất động, hai tay đang nắm chặt hai đứa con đang trần truồng, đen đúa.  Tôi chạy lại ôm hai đứa nhỏ vào lòng, nhưng cả hai đứa trố mắt nhìn tôi dửng dưng, xa lạ.

Tôi khóc lóc, năn nỉ lắm, ông già mới cùng vợ chồng và hai đứa con thằng Ksor Tlang về nhà trọ với tôi.  Nhờ bà chủ thuê một cậu học trò thông dịch.  Suốt một đêm, tôi, cháu Thùy Dương và vợ chồng chị vú giúp việc ngày xưa, giải thích, khóc hết nước mắt, xin vợ chồng Ksor Tlang và hai đứa con theo chúng tôi về Nha Trang ở với ông bà ngoại, rồi tôi sẽ tìm cách đưa sang Na Uy.  Cả hai ông bà già, nếu muốn, chúng tôi sẽ mua nhà cửa ở Nha Trang và chu cấp cho
ông bà sống gần Ksor Tlang.  Nhưng cả Ksor Tlang và ông gìa một mực chối từ, bảo là họ không thể nào bỏ bản mà đi.  Núi rừng mãi mãi là nhà của họ.  Họ không thể nào sống xa
rừng cũng như loài cá không thể nào sống mà không có nước.

Dự trù lên đây ba ngày.  Vậy mà chúng tôi đã ở lại đây hơn hai tuần rồi.  Ban đầu tôi tính xin phép cha mẹ nuôi của Ksor Tlang cho tôi cải táng phần mộ của chồng tôi, mang về an táng ở nghĩa trang gia tộc ở Nha Trang, nhưng rồi tôi đã đổi ý.  Bởi anh phải nằm ở đây, bên cạnh đứa con trai và hai đứa cháu nội của anh, mặc dù bây giờ tất cả đã trở thành người Thượng và chắc không biết gì về anh.  Và chắc có lẽ anh cũng muốn nằm lại với bao đồng đội, một thời cùng anh vào sinh ra tử, mà linh hồn chắc đang còn phảng phất quanh đây.  Tôi mướn thợ xây lại ngôi mộ.  Trên tấm bia không có hình chân dung của anh, mà có tấm ảnh anh chụp
chung với tôi và hai cháu Cao Nguyên và Thùy Dương trong ngày sinh nhật bốn tuổi của Cao Nguyên, chỉ hơn một tháng trước ngày anh mất.  Tấm ảnh này lúc nào tôi cũng mang theo.

Tôi cũng không thể bắt Cao Nguyên và vợ con phải rời khỏi núi rừng, nơi đã cưu mang nó.

Có lẽ cái tên Cao Nguyên mà ngày xưa chồng tôi đề nghị đặt cho nó đã vận vào cuộc đời của nó.  Điều làm tôi đau đớn hơn là tôi chẳng làm được điều gì cho đứa con trai ruột thịt máu mủ của mình, ngoài việc nhờ bà chủ nhà trọ thuê người dựng cho vợ chồng nó và ông bà cha mẹ nuôi một ngôi nhà sàn chắc chắn và rộng rãi hơn, sắm cho vợ chồng nó và hai đứa con một số quần áo mới.  Nhưng phải năn nỉ khóc lóc mãi nó mới chịu nhận, cùng số tiền 200 đô la.
Bằng đúng số tiền mà tôi trả công cho hai gã công an!

Ngày cuối cùng, chúng tôi ở lại với với vợ chồng Cao Nguyên trên ngôi nhà sàn mới.  Buổi chiều tôi bảo Cao Nguyên và vợ con nó, thay quần áo mới, cùng với tôi và vợ chồng Thùy Dương ra thắp hương trước mộ ba nó.  Nó qùy bên cạnh tôi, cúi đầu nói điều gì lầm thầm trong miệng và khi ngước lên, đôi mắt đỏ hoe.  Suốt đêm hôm ấy, tôi ngồi khóc một mình.  Tôi nghĩ tình mẫu tử thật thiêng liêng, nhưng có lẽ ông trời đã phạt tôi.  Tôi sinh ra Cao Nguyên, nhưng không bảo vệ được con mình, để mất nó trong núi rừng này từ ngày nó mới lên bốn tuổi.

Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh Lộ 7 ngày xưa, mang theo trong lòng nỗi đau đứt ruột.  Đang giữa mùa xuân nhưng cả bầu trời nhuộm màu ảm đạm.  Nhìn
núi rừng hai bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa, mà tất cả đều mang hình dáng của những bộ xương người nối tiếp nhau, trùng điệp.  Tai tôi nghe trăm ngàn tiếng khóc quyện vào trong gió.  Không biết đó là tiếng khóc của người hay tiếng
khóc của cây?

Phạm Tín An Ninh
(Phỏng theo lời kể của một người vợ lính BĐQ)