HOT...........Cùng Phang em này nào .....
Phim Sex Tháng 2
GocViet.SexTgem.Com
Tip:Bạn Hãy Sử dụngUcwebđể download file tốt nhất!
Xem hướng dẫn
Danh mục chính
Thư viện truyện cho mobile. truyện kiếm hiệp,truyện cổ tích, truyện tiếu lâm
Truyện ngắn
Thông vừa nói đến đó thì thấy thầy nhướng mắt nhìn ra ngoài cổng chùa. Thông liền quay lại và thấy ba mẹ mình vừa mới đến. Ba Thông đang dựng chiếc xe gắn máy ở trước cổng chùa. Mẹ Thông vội vàng xuống xe. Cả hai nhìn vào chùa và thấy ngay đứa con mình đang đứng với vị thầy trụ trì mà họ từng gặp trước đây vào mỗi kỳ lễ lớn. Thấy được đứa con trai bé bỏng là hai ông bà vui mừng, thở nhẹ. Phản ứng của Thông lúc đó rất tội nghiệp: chú định quay mình bỏ chạy. Thầy nắm tay giữ chú lại, nói vừa đủ cho chú nghe trong khi ba mẹ chú đang bước vào cổng chùa, cách chỗ hai thầy trò một khoảng sân rộng:
"Con yên tâm đi, ba mẹ thương con sẽ đồng ý cho con đi tu mà. Thầy sẽ nói giúp con chuyện xuất gia nhé. Đừng sợ, hãy đến với ba mẹ con đi."
"Thầy nhớ xin giùm con..." vừa nói Thông vừa rời tay thầy, lững thững tiến về hướng cha mẹ.
Mẹ Thông bước nhanh tới, ôm chầm lấy Thông mà khóc. Ba Thông trầm tĩnh hơn, bước đến sau, đứng bên cạnh hai mẹ con, lấy một tay xoa đầu con. Người mẹ ôm chặt lấy con như sợ vuột mất lần nữa, vừa mếu vừa nói giọng trách yêu:
"Sao con dại quá vậy con, có gì thì cũng thủng thỉnh để ba mẹ tính chứ."
Thông chẳng nói gì. Chú cũng không khóc dù chú rất cảm thương ba mẹ. Điều chú mong đợi lúc này là ba mẹ cho phép chú xuất gia chứ không ngăn cản nữa. Chú ngoái đầu lại tìm thầy. Chú hy vọng thầy sẽ xin được cho chú xuất gia. Lúc chú ngoái lui thì thầy cũng vừa bước đến. Mẹ Thông đứng dậy chắp tay chào thầy. Ba chú cũng bắt chước, chắp tay chào theo nhưng trông ông lúng ta lúng túng như thể đây là lần đầu ông chào một người khác bằng cách chắp tay vậy. Thầy chắp tay chào lại hai vợ chồng:
"Chào ông bà. Tôi vừa nói với chú ấy là ông bà sẽ đến đây tìm chú. Tôi và chú đều có ý đợi chờ ông bà đó."
"Bạch thầy, cháu Thông của chúng con dại quá. Chúng con không ngờ cháu dám bỏ đi một mình giữa đêm khuya như vậy. Chắc cháu nó làm phiền thầy..." mẹ Thông ái ngại nói.
Thầy xua tay:
"Đâu có gì phiền, tôi thích nói chuyện với chú ấy lắm. Sáng giờ hai thầy trò tôi nói chuyện với nhau chờ quí vị đến đó. Thôi mời ông bà vào trong phòng khách, chúng ta nói về chuyện chú ấy."
Mẹ Thông quay lại nhìn chồng như hỏi ý. Người chồng khẽ gật đầu. Hai vợ chồng dắt tay Thông bước theo thầy. Thầy bước vài bước bỗng dừng, quay lại nói với Thông:
"Con ở chơi quanh sân, để thầy nói chuyện với ba mẹ con nhé. Còn nữa, thầy dạy con cái gì sáng nay, con thử thực tập xem sao."
Nghe thầy nói, tự dưng Thông thấy như việc xuất gia của mình đã thành tựu. Chú hân hoan đáp lời thầy ngay:
"Dạ."
Nhưng ba mẹ chú có vẻ như không yên lòng khi để chú ở ngoài môät mình. Thầy hiểu ý, trấn an họ:
"Ông bà đừng quá lo. Chú ấy không bay xa hơn nữa đâu. Chú ấy đang chờ đợi kết quả mà."
Rồi họ cùng vào trong, bỏ lại Thông ngoài sân. Thông hí hửng đi tìm cây chổi quét sân. Cầm chổi trên tay, chú ôn lại lời thầy dạy khi nãy về cách quét sân chùa. Chú không nhớ bài kệ thầy đọc, nhưng thầy dạy cách quét sân như thế nào thì chú không quên. Bắt đầu quét, chú thầm nguyện:
"Con quét sân chùa, nguyện cầu ba mẹ con cho con đi tu."
Rồi chú quét.
Bên trong phòng khách, thầy và ba mẹ chú đã ngồi vào bàn. Thầy châm trà mời khách. Hai ông bà có vẻ bồn chồn, ngồi không yên. Người vợ mở lời trước:
"Bạch thầy, chúng con không muốn cho cháu xuất gia."
Thầy chỉ cười nhẹ, nói:
"Tôi không bắt chú ấy xuất gia. Ông bà cũng không bắt chú ấy xuất gia. Tự chú ấy muốn như vậy."
"Dạ, chúng tôi biết cháu nó tự nguyện, nhưng... không phải cháu muốn là mình phải đáp ứng," người chồng nói.
"Dĩ nhiên ông bà có quyền sắp xếp cuộc sống của con theo ý mình. Nhưng chắc ông bà cũng thấy rằng trăm ngàn đứa bé mới có một đứa phát tâm xuất gia, tự nguyện dấn mình vào con đường thoát tục. Và sự tự nguyện phát tâm này là một vấn đề đáng quan tâm chứ không phải chỉ cấm đoán là yên chuyện."
"Bạch thầy, chúng con biết xuất gia là tốt, là điều phúc cho gia đình nhưng thật sự là chúng con không đủ can đảm để thả con ra khỏi vòng tay mình khi nó còn non dại," người vợ nói như phân trần.
Thầy gật gù:
"Cha mẹ nào cũng muốn con mình được sống cuộc sống bình an, êm ấm, vì vậy chẳng ai an lòng cho con vào chùa xuất gia. Tôi biết đó là lý do khiến ông bà không cho phép chú Thông xuất gia dù rằng chú ấy đã nài nỉ ông bà nhiều lần. Tôi rất thông cảm tâm trạng của ông bà. Nhưng mặt khác, tôi cũng rất thông cảm tâm trạng của chú Thông: một đứa bé phát tâm xuất gia. Tôi chưa bao giờ khuyên người khác xuất gia dù rằng đối với tôi, dĩ nhiên xuất gia là việc tốt. Nhưng tôi cũng không thể không cảm động khi thấy một đứa trẻ trốn nhà xuất gia. Ông bà không thấy cái điểm khác thường nơi một đứa bé trốn nhà đi tu sao? Tôi muốn ứa nước mắt khi tưởng tượng chú ấy nửa khuya rón rén rời khỏi nhà để một thân một mình ra bến xe ngựa, tìm đến chùa này xin xuất gia. Trong việc trốn đi của chú có cái vẻ quyết tâm đáng sợ mà chúng ta không tưởng tượng ra nổi. Người ta nói đời sống trẻ thơ là đời sống thuần tình cảm; tình thương đối với trẻ thơ rất cần thiết. Vậy tại sao chú ấy đang sống trong gia đình êm ấm với tình thương yêu của cha mẹ và anh chị em mà lại bỏ đi để tìm một cuộc sống khác? Với lứa tuổi mười hai, tôi không tin là chú ấy buồn chán gì gia đình cả. Chú ấy chỉ đi tìm một cuộc sống mới thích hợp với tâm hồn và ước nguyện sâu xa nào đó của chú mà thôi."
Người chồng nói chen vào:
"Tuổi trẻ có những ước mơ đôi khi bốc đồng. Có thể cháu nó nông nỗi tưởng tượng ra một nếp sống thần tiên ở ngoài mái ấm gia đình của nó."
"Tôi đồng ý là tuổi trẻ bồng bột. Nhưng bồng bột trong những ước vọng thế tục thì nhiều, còn bồng bột trong ước nguyện xuất gia thì tôi chưa thấy. Tôi cũng đồng ý rằng trốn nhà đi tu mà chưa biết ở chùa có chấp nhận mình hay không là cái bồng bột của chú Thông; nhưng thái độ quyết tâm đạt được ước nguyện của mình vào cái tuổi bé nhỏ đó thì không phải là bồng bột. Và khi quyết tâm thành đạt ước nguyện của mình, chú ấy bất kể mọi trở lực. Không ai cưỡng ép chú chọn lựa con đường xuất gia và cũng không sợi dây nào trói buộc được chú với đời sống gia đình thế tục."
Người chồng vẫn chưa đồng ý:
"Lý tưởng của một đứa trẻ mười hai là một lý tưởng đáng ngờ lắm. Không ai tin rằng một đứa bé như thế có thể tự tìm tự vạch cho mình một lý tưởng sống."
Thầy cười nói:
"Ước nguyện xuất gia của một đứa bé thực ra không phải là một lý tưởng—vì lý tưởng chỉ là con đẻ của lý trí—trong khi bé Thông, con của ông bà, đã không sử dụng lý trí để chọn lựa lối đi của nó. Vả lại, mọi manh động của lý trí đều trở nên vô ích và phải bị đánh rơi trước khi đặt chân vào lộ trình thênh thang dẫn đến đạo quả giải thoát. Chú Thông đã đến với cửa thiền bằng con đường ngắn nhất mà những kẻ giàu lý trí, ưa chuộng lý trí, muôn đời không thực hiện nổi. Chú đến đây với một tình cảm thuần chất không pha lẫn chút lý trí nào. "
Người vợ định nói gì đó nhưng người chồng đã nhanh miệng nói:
"Theo tôi thì những ước mơ của một đứa bé chưa trưởng thành cần phải được cha mẹ nó phán xét, quyết định. Và chúng tôi quyết định rằng giữ nó ở nhà, cấm nó ra khỏi nhà, tảng lờ mọi yêu cầu của nó, một thời gian thôi, mọi ước mơ, mọi mong cầu nông nỗi của nó cũng sẽ chết tiệt và đi vào quên lãng."
Thầy lại cười nhẹ nói:
"Điều quan trọng là tạo nên hạnh phúc cho đứa con mà mình thương yêu chứ không phải là lo bảo vệ sự ổn cố, bình yên của mình. Ông bà nghĩ rằng với sự cấm đoán, ông bà sẽ giữ chân được con và khiến cho nó được hạnh phúc sao? hay là suốt đời nó cứ thao thức ôm mãi một ước nguyện chưa tròn? Và ông bà có thể ngăn cản chú ấy được mãi hay không? Bây giờ chú mới mười hai mà đã dám bỏ nhà ra đi rồi. Một hai năm nữa, khôn lanh hơn, nghị lực hơn, liều lĩnh hơn, quen thuộc đường sá hơn, biết cách xoay sở hơn, liệu ông bà có còn cầm chân chú ấy nổi hay không? Đừng cho rằng chuyện chú ấy xin ông bà cho xuất gia cũng giống như lúc chú ấy xin miếng bánh hay cây kẹo. Một đứa bé tự động xin xuất gia không phải là một sự kiện cỏn con có thể bỏ qua, không quan tâm được. Đó không phải là một nhu cầu vật chất mà là một nhu cầu tâm linh. Chúng ta không thể dửng dưng bỏ mặc một đứa con nít kêu khóc vì đói bụng; cũng vậy, chúng ta không thể phớt lờ sự đói khát tâm linh của nó. Tôi biết gia đình ông bà là một gia đình Phật tử thuần thành nên tôi mới dám có đề nghị với ông bà là hãy nhìn kỹ lại cái ước nguyện cao đẹp của con mình. Ước nguyện đó rất khác với những ước vọng thông thường của tuổi trẻ như muốn trở thành ca sĩ, kỹ sư, bác sĩ, triệu phú v.v... Một bên thì bỏ tất cả, một bên thì muốn tất cả. Ông bà sợ con mình bỏ tất cả để rồi không có tương lai đối với cuộc sống, phải không? Nhưng ông bà đừng quên rằng khi một đứa trẻ không đòi được cái gì nó thích thì nó cũng đã mất tất cả ngay tự lúc đó chứ không phải chờ đến tương lai, phải vậy không?"
Người chồng im lặng một chốc, nhìn vợ dò phản ứng; thấy vợ như không biết phải nói gì, ông liền nêu câu hỏi với giọng cay chua:
"Thưa thầy, vậy có nghĩa rằng thầy rất tán đồng sự kiện con chúng tôi bỏ nhà đi tu?"
Thầy từ tốn giải thích:
"Tôi tán đồng sự kiện một đứa bé tự nguyện xuất gia. Còn chuyện nó bỏ nhà ra đi chỉ là phản ứng trong hoàn cảnh đặc biệt của nó mà thôi. Nếu có sự thương lượng một cách hòa hợp giữa đôi bên thì không có chuyện nó bỏ nhà ra đi. Sự kiện bỏ nhà đi tu là một cách để biểu lộ mức độ khao khát của đứa bé đó. Sự kiện không quan trọng; mục tiêu mới là điểm chính yếu. Khi đứa trẻ nói lên ước nguyện của nó mà người lớn không đáp ứng, nó sẽ tìm mọi cách để người lớn quan tâm cái ước nguyện chính đáng của nó. Sự kiện trốn nhà có vẻ như là một hành vi hoang đàng, ngỗ nghịch, nhưng thực ra đó chỉ là cách để biểu lộ sự phản kháng mãnh liệt của một đứa trẻ đối với môi trường sống của nó hoặc nó muốn bày tỏ ước nguyện của nó một cách cụ thể và khẳng định hơn."
"Ý thầy muốn nói rằng chúng tôi đã đối xử không được tốt đẹp đối với con cái khiến cho một đứa phải tỏ thái độ phản kháng?"
"Không, xin ông bà đừng hiểu lầm. Như tôi đã nói khi nãy: tôi không nghĩ rằng chú Thông đã buồn chán gì gia đình mà bỏ đi. Sự chăm sóc của ông bà với những sinh hoạt vui vẻ và tiện nghi trong một gia đình thế tục đương nhiên là đầy đủ và hấp dẫn trẻ con hơn cuộc sống thanh bần đạm bạc buồn tẻ của thiền môn chứ. Nhưng điều này không ngăn cản được ý thích xuất gia của nó. Khi người lớn chọn lựa một lý tưởng, một nếp sống, họ suy tính thiệt hơn, so đo từng chi tiết; còn đứa trẻ thì không chọn lựa lý tưởng mà chỉ chọn lấy một cách vô tư những gì nó thích. Nó thích đến chùa, nó thích ở chùa, đơn giản vậy thôi. Không nhất thiết là phải chán cái này mới tìm đến cái khác mà có khi chỉ vì quá thích một cái khác mà người ta bỏ rơi những gì hiện có."
Người chồng lắng nghe xong, thở dài. Một thoáng buồn trên mặt ông. Ông nhìn ra ngoài sân qua khung cửa lưới nhỏ của phòng khách: con ông đang cầm chổi quét sân chùa. Bộ tịch con ông coi có vẻ vui tươi, phấn khởi lắm. Nhưng ông chỉ thấy buồn, và hơi bất mãn. Ông nghĩ thầm, "không lý nào con mình lại trở thành một chú tiểu, ăn rồi chỉ biết làm ba cái việc lặt vặt trong chùa thôi sao! Chưa đi tu mà nó đã bị sai quét sân rồi huống chi vào chùa ở hẳn thì phải biết! Chắc là bao nhiêu cực nhọc đổ lên đầu nó!" Không kềm được sự bất mãn của mình, ông đặt vấn đề với thầy:
"Một đứa trẻ vào tu ở chùa sẽ làm gì, học gì và... tương lai của nó thế nào?"
Thầy bình thản nói:
"Chùa là trường trau luyện đời sống tâm linh đức hạnh. Kẻ nào chấp nhận vào chùa là chấp nhận sự trau luyện đó. Tất nhiên sẽ không có ngoại lệ nào dù là ngoại lệ cho một chú tiểu."
"Nghĩa là chú tiểu cũng chịu đựng tất cả những thử thách, những khổ nhọc như một người lớn tuổi trong chùa?" người chồng khó chịu hỏi.
Thầy bật cười:
"Tôi không hiểu sao mọi người đều nghĩ rằng cuộc sống trong chùa là một cuộc sống đày ải, khổ nhọc. Thực ra điều đó cũng đúng nếu ta đứng ở ngoài mà nhìn vào: chẳng hạn một người ham ngủ sẽ không thích giờ giấc ngủ nghỉ quá ít của thiền môn rồi cho rằng tu thật là khổ, khổ vì ít ngủ; kẻ ham tiền bạc tài sản cũng sẽ không thích đời sống thanh đạm bần hàn lấy trí tuệ làm sự nghiệp của người tăng sĩ, rồi họ cho rằng cuộc sống tu hành là khổ, khổ vì nó không cho phép họ chạy theo sự nghiệp làm giàu; kẻ tham nữ sắc, thích cuộc sống lứa đôi ràng buộc gắn bó với nhau cũng sẽ không chịu đựng nổi cái cảnh tự nguyện độc thân suốt đời của người tu sĩ, từ đó họ cho rằng tu là khổ nhọc, khổ vì phải sống độc thân v.v... Chung qui, cũng vì những ham muốn của họ đều bị tước mất khi vào cửa chùa mà họ cho rằng tu là khổ. Nhưng cái thực tế khổ nhọc đó thật không đúng chút nào với những kẻ tự nguyện dấn bước vào chùa. Nó lại càng không đúng với những đứa trẻ hồn nhiên, những tâm hồn trong trắng thanh cao như thiên thần. Những đứa trẻ đó vì chưa vướng bận mùi tục lụy nên không đau tiếc tục lụy, vì chưa tham đắm trần duyên nên không cần phải xả bỏ trần duyên, và vì chưa có óc chiếm hữu, vị kỷ nên không có tâm bảo thủ, cố chấp. Cho nên, chúng không cần cố gắng mà vẫn bước vào thanh qui và nề nếp của thiền môn một cách dễ dàng. Chúng không thấy đời sống ở chùa là khổ sở như những người lớn của thế tục thường nghĩ. Ngược lại, nếp sống thiền môn đối với chúng là một nếp sống hạnh phúc. Và khi chúng cảm thấy hạnh phúc, người ta không có gì cần phải bàn về các sinh hoạt và những vấn đề thứ yếu khác của chúng nữa, phải không?"
Người chồng chưa thỏa mãn, lại cật vấn:
"Đó chỉ là mặt lý thuyết. Còn trên thực tế thì sao? Chúng tôi muốn biết một đứa trẻ sẽ làm gì, và học được gì từ những việc làm mà chúng phải gánh lấy khi vào chùa? Chẳng hạn như... việc quét tước dọn dẹp ở ngoài sân kia," nói đến đây thì ông đưa tay chỉ con mình đang cầm chổi quét phía ngoài, gần khung cửa sổ.
Thầy vẫn nở nụ cười hiền hòa, an nhẫn:
"Trong cửa thiền, mọi sinh hoạt đều không ngoài công phu trau luyện tâm đức. Bài học vỡ lòng tôi dạy chú ấy sáng nay là bài học về quét sân. Chú ấy đang thực tập bài học đó. Thôi, bây giờ tôi đề nghị chúng ta hãy cùng thăm viếng thế giới của chú Thông để từ đó ông bà dễ dàng quyết định hơn," vừa nói thầy vừa kéo ghế đứng lên, đưa tay ra dấu mời hai vợ chồng cùng ra sân. Người vợ ngó chồng hỏi ý. Người chồng do dự một lúc rồi đứng dậy, theo thầy ra ngoài.
Cái sân rộng đã được Thông quét gần hết, chỉ còn một khoảnh ở quanh cây me phía phải của sân chùa. Thông chăm chú quét lá. Chú đưa chổi đi từng đường ngay hàng thẳng lối. Chú quét một cách thận trọng, không để sót một cọng rác hay một chiếc lá cỏn con nào. Những sỏi đá lợn cợn nổi lên trên nền đất cũng được chú dồn lại, hốt sạch rồi đem đổ dưới gốc cây me. Những chiếc lá me nhỏ kẹt trong các hốc đá hay ẩn nấp dưới các chậu kiểng cũng được chú bươi móc ra, cào dồn rồi hốt đi đổ. Chỗ nào không dùng chổi được, chú lấy tay lượm từng chiếc lá nhỏ bỏ vào đồ xúc rác. Chú tăn măn tỉ mỉ dọn sạch vườn chùa với tâm hồn và nét mặt hân hoan, thư thới. Thầy và ba mẹ chú bước ra sân, quan sát chú làm việc mà chú cũng không hay biết. Chú cứ cặm cụi quét dọn. Chút mồ hôi rịn chảy thành hai dòng hai bên má chú mà chú vẫn không bận tâm. Chú cứ cười tươi và chăm chú làm việc một mình. Quét xong rồi, chú nhìn lại toàn bộ cái sân rồi lom khom đi lượm những chiếc lá còn sót lại hoặc mới rụng xuống. Khi chú lần dò kiểm soát trở lại chỗ chú bắt đầu quét, chú mới phát giác sự quan sát lặng lẽ của thầy và ba mẹ mình. Chú nở một nụ cười tươi tắn hồn nhiên như một lời chào hướng về ba người. Chú ngước nhìn họ, có vẻ như muốn hỏi tại sao họ lại đứng yên lặng để nhìn chú quét, và có vẻ như muốn dò biết cuộc nói chuyện giữa ba người đã đưa đến kết quả nào cho sự xuất gia của chú. Chú e dè đứng lại một khắc rồi chắp hai tay, thưa với thầy bằng ngôn ngữ ẩn dụ mà thầy nói chuyện với chú ban sáng:
"Bạch thầy, tâm con đã dọn xong."
Thầy hài lòng khen:
"Tâm con đẹp lắm. Năm xưa thầy phải tốn ba bốn tháng thực tập mới dọn được một vườn tâm đẹp như vườn tâm của con. Con thật xứng đáng là đứa con ngoan của ba mẹ mà còn là đệ tử giỏi của Phật nữa đó."
Chú quay lại nhìn công trình quét lá của mình lần nữa. Quả thật, thầy đã không quá khen. Sân chùa bây giờ quá đẹp và sạch mà trông như chẳng có dấu vết gì cho thấy là mới được quét dọn. Ba mẹ chú trố mắt nhìn cái sân rộng rồi nhìn đứa con trai bé bỏng của mình. Chú thấy cõi lòng tràn ngập hạnh phúc. Mặt chú tươi lên như một cánh hoa mới nở đón chào tia nắng sớm. Rồi chú nhìn vào mắt thầy, vào mắt ba mẹ, chờ đợi. Chú chưa biết họ đã quyết định thế nào. Thầy chỉ lặng thinh nhìn chú, vừa xúc động vừa thấy thương chú vô cùng. Mẹ chú cũng không nói gì, chỉ ứa hai giọt lệ hãnh diện. Còn ba chú thì lẩm bẩm một mình:
"Sân nhà mình chưa bao giờ được chăm sóc kỹ như vậy. Chị ở hay bất cứ người lớn nào ở đời cũng không thể nào dọn được một cái sân như con mình đã làm. Quả thật đây không phải chỉ là quét sân mà là một sự trau luyện."
Hai vợ chồng đều cảm thấy con mình đã bước thật xa, ra khỏi vòng tay mình. Thế giới của Thông là đây. Niềm vui của Thông là đây. Nhìn nét mặt hân hoan của Thông thì thấy. Chưa bao giờ Thông tươi tắn rạng rỡ như hôm nay. Hạnh phúc nơi Thông thật khác lạ: hạnh phúc nhẹ nhàng và tự nhiên, không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Như một loài hoa quí chỉ có thể thích hợp duy nhất với một loại đất, hay một khí hậu đặc biệt nào đó, Thông có vẻ như chỉ thích hợp với đất này, không khí này. Không thể bứng cây hoa này đi đâu khác. Ba Thông gọi chú đến với mình, ông nói:
"Con muốn đi tu thật hở Thông?"
Không chút ngập ngừng, Thông đáp:
"Dạ, con muốn đi tu."
"Con không muốn sống với ba mẹ nữa sao?"
Thông lặng thinh không đáp. Ba Thông kéo chú vào lòng, ôm chú, xiết nhẹ lấy chú với đầy thương yêu. Rồi ông nói với mẹ chú:
"Thầy nói đúng đó em. Chúng ta sẽ không ngăn cản bước đi của con được đâu."
Mẹ Thông nói:
"Em cũng tính nói với anh điều đó. Ngay bây giờ, em biết chúng ta phải hy sinh để biểu lộ lòng thương của mình chứ không phải giữ gìn con trong vòng tay để rồi nó phải quay quắt một đời với một ước nguyện chưa thành. Đến đây với mẹ, con."
Người mẹ ôm con vào lòng, khóc.
Sau khi gửi gắm Thông nơi thầy rồi dặn dò con đủ thứ, họ bằng lòng để Thông ở lại với thầy. Đợi ba mẹ bước ra khỏi cổng chùa rồi, Thông nói với thầy:
"Con cám ơn thầy. Thầy nói sao mà ba mẹ con nhận lời vậy hở thầy?"
Thầy xoa đầu chú, cười nói:
"Người lớn nói chuyện với nhau chỉ bày vẽ chuyện lý luận mà cuối cùng cũng chẳng đưa đến đâu. Chỉ có cái sân do chính tay con quét dọn và chỉ có niềm hạnh phúc an lạc trong con mới đủ khả năng thay đổi sự kiên quyết của ba mẹ con mà thôi. Thầy không có công lao gì hết. Tất cả là nhờ chính con. Với một cây chổi cùn, con có thể vẽ nên ước nguyện cao xa của con. Và nếu con luôn giữ tâm con sạch đẹp như sân chùa hôm nay thì việc gì con cũng sẽ thành tựu."
Tám năm sau, chú tiểu Thông thọ đại giới. Hai năm sau nữa, thầy chú viên tịch. Chú thay thầy trụ trì ngôi chùa nhỏ đó. Cũng như thầy, chú không ham xây cất chùa to Phật lớn. Chú chỉ đặt hết tâm mình vào việc tu niệm và sốt sắng góp công sức vào những việc từ thiện xã hội mà chú thấy là đem lại những lợi ích cụ thể cho cuộc đời. Và cũng như sư tổ (sư phụ của thầy), cũng như vị thầy khả kính của mình, chú luôn luôn sử dụng cây chổi như một cây bút, vẽ nên bức tranh cao đẹp chân chất của thiền môn.