watch sexy videos at nza-vids!
HOT...........Cùng Phang em này nào .....
Phim Sex Tháng 2
GocViet.SexTgem.Com
Tip:Bạn Hãy Sử dụngUcwebđể download file tốt nhất!
Xem hướng dẫn
Danh mục chính
Truyện ngắn
Hai cha con thôi hát, chuyển sang bữa ăn dã chiến, cơm vắt với muối mè. So với bữa cơm dã chiến trước đây, có thêm món chả lụa và tôm chiên bột. Đang ăn thì trời đổ mưa, phải chuyển vô chòi giữa vườn măng. Anh đưa con ngồi trên ghế đẩu. Đông Xuân ngồi một cách lúng túng. Nó kêu lên sợ sệt.
- Ba ơi ba, cái ghế này kỳ cục quá, con khống biết dựa vào đâu, con sợ té lắmĐông Xuân ngửa lưng ra sau tìm một chỗ dựa, suýt chút nữa thì chiếc ghế ngã, nếu anh không kẹp đưa cánh tay ra đỡ lưng nó. Câu nói của con làm anh nhăn nhó, mày cau, môi mím lại. Rán lắm anh mới cười, nụ cười bị lệch một bên. Anh bế con giọng đầy mỉa mai:

- Đồng chí bộ đội của ba. Con phải tập ngồi ghế không có chỗ dựa cho quen. Ghế của bộ đội không có chỗ dựa con à. Lưng bộ đội
đâu cần ghế dựa hả con.
Đông Xuân ngơ ngác gật đầu. Lần này nó không dám cãi ba, chỉ cố gắng tỏ ra hiểu biết, miệng chúm chím cười. Nụ cười trẻ thơ sáng trưng làm anh tươi tỉnh ngay. Anh ôm ghì lấy con rồi cù lét nó, tung nó lên làm nó thích chí cười khanh khách:
- ái ui! Ba thả con xuống đi - Đông Xuân kêu lên rồi chạy sang tôi. Nó nói nhỏ vào tai tôi
- Mẹ ơi mẹ, cho con đi...
Nó nói thật nhỏ tiếng cuối, mắt dáo dác tìm chỗ
- Con tìm gì đó Đông Xuân
- Ba ơi, "toa lét" ở đâu?
- Con tiểu phải không, đi với mẹ
Tôi dắt con ra vườn, chỉ một chỗ đất trống còn ướt nước mưa. Đông Xuân ngồi xuống rồi lại đứng lên. Nó nói như van lơn:
- Mẹ ơi, không có "bô" làm sao?
Nghe con nói, anh bật cười, cười đến chảy nước mắt. Tôi cũng buồn cười về một nét mới xuất hiện trong đời sống tâm lý con gái. Nó lớn lên trong tiện nghi, không quen đời sống dã chiến, chưa hề tiểu tiện ngoài toa lét. Cả anh và tôi đều bị bất ngờ về điều này. Giá như ai đó trong lứa chúng tôi phạm lỗi sính tiện nghi thì đáng trách vô cùng. Nhưng con cái chúng ta thì đáng yt bao. Chúng cần có cuộc sống đầy đủ tiện nghi hơn thế hệ trước. Tôi ôm con, hôn lên tóc nó. Nhưng anh thì khác. Tuy không giận con, nhưng anh cười chế giễu
con gái hoàn toàn không đúng lúc:
- Đồng chí bộ đội của ba. Muốn làm bộ đội phải biết....chỉ cần có gốc cây là được
- Nhưng con sợ rắn lắm
- Bộ đội không sợ rắn, chỉ có rắn mới sợ bộ đội thôi. Đồng ý với ba chưa nào?
Đông Xuân sẽ gật đầu
Đêm đó, khi Đông Xuân đã ngủ, anh nói chuyện về nó rất lâu. Đầu tiên, anh trách tôi không có ý thức theo dõi tâm tính của con, để con phát triển theo tự nhiện. Đến một lúc nào đó con sẽ trở thành con người quên truyền thống. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh về mục đích giáo dục con, nhưng nói thẳng rằng phương pháp của anh là vội vàng, gượng ép. Anh ngồi im suy nghĩ thật lâu rồi khuyên tôi cố thu xếp cho con về ngoại trong mùa hè để nó biết đời sống nông thôn, đó là cách tập cho con gần với lao động, gần với thiên nhiên, với tập quán. Tắt đèn đã lâu nhưng anh không ngủ. Anh ngồi dậy, vấn thuốc sâu kèn, hút liên miên. Tôi vẫn thao thức theo anh.

- Anh tính như vầy, em đồng ý không?
- Anh tính điều gì?
- Anh sẽ ra mặt trận. Mặt trận biên giới đã mở rồi. ở đó, anh cống hiến được nhiều hơn ở đây. Một mình em nuôi con.
- Chừng nào anh đi?
- Anh muốn đi càng sớm càng hay. Em sẽ cực hơn bây giờ
- Chỉ ngại cái chấn vừa mổ của anh
- Anh đã đi vững bằng đôi chân của mình rồi. Chỉ lo em sẽ cực hơn. Vắng anh, em sẽ phải đảm đương nhiều việc hơn. Anh tính cho
con học đàn piano. Gặp chỗ nào có đàn nó cũng sà vô. Nó thèm đàn hơn cả quà bánh.
- Nhưng học đàn thì phải có đàn, làm sao mua nổi?
- Anh tính rồi, mình bán chiếc xe honda và ít đồ đạc, gom góp lại đủ mua. Bạn anh, nhạc sĩ, nó nói đàn đang rẻ. Con nó ham đàn hát, tâm hồn nó phong phú thêm. Để nó khô khan như thế hệ chúng mình tội nghiệp. Chỉ sợ em phải đạp xe, gầy mòn thêm.
Không sợ. Vì con, em có thể chịu cực hơn nữa. Gầy yếu cơ thể tạm thời không đáng sợ so với gầy yếu tâm hồn - Tôi định nói thật
nhiều để anh yên tâm đi mặt trận nhưng cổ tôi nghèn nghẹn. Tôi không dám nói tiếp vì sợ bật ra tiếng khóc. Phải thú thật rằng hơn bất cứ lúc nào tôi sợ vắng anh và cũng sợ anh không có tôi.
Anh đi ít lâu sau, việc mua đàn mới ổn thỏa, thành ra anh vẫn chưa thấy mặt cây đàn, vẫn chưa nghe tiếng đàn non nớt đầu tiên của
con. Tôi phải viết những bức thư thật dài ra biên giới nói về việc dạy con theo ý anh, về năng khiếu của con. Đặc biệt là sự đam mê.
Mười ngón tay xinh xắn mải miết tập đàn cả trong giấc ngủ. Anh viết thư về mừng rối rít. Anh không sao hiểu được Đông Xuân có
năng khiếu âm nhạc. Anh cười trong thư: anh thì chăn trâu, kéo cày, còn em thì cạo mủ cao su vậy mà con có "gien" đàn piano, thật lạ.
Có lẽ tại đời mình sống lạc quan, cứ hát hò luôn miệng cho nên con sớm có tâm hồn nghệ sĩ. Anh nhờ tôi nói với Cô giáo của Đông Xuân dạy cháu những bài hát về bộ đội. Tôi báo cho anh biết cô giáo chưa thể dạy đàn ca khúc theo như ý anh vì con đang luyện "mê tốt". Anh nổi nóng vì các từ "mê tốt" và "ê-tuýt", viết thư phản đối cô giáo. Cô giáo giận, tôi phải năn nỉ. Còn anh thì ngược lại, anh rất mừng khi biết Đồng Xuân đàn bài dân ca Lit-va rất đạt, vì nhớ ba. Tôi muốn kể cho anh thật tỉ mỉ những biến động trong tâm hồn con gái, nhất là trong lần đàn cho người bạn nhạc sĩ nghe bài dân ca buồn, nhưng lại ngại làm cho anh bận tâm trong khi đang ở chiến trường, thành ra chưa viết được

- Mẹ ơi mẹ, bộ biên giới ở xa lắm sao mẹ, mồ hôi ướt lưng mẹ hết rồi đây nè
- Biên giới phía xa kia kìa, con, chỗ mặt trời đang lặng
Tôi nói xong hơi thở dồn hào hển. Đông Xuân xoa lưng cho tôi. Những ngón tay thon dài quá sớm do tập đàn chăm chỉ, vuốt nhẹ theo sống lưng tôi. Mười ngón tay rối rít gõ những hợp âm, những nốt yêu thương thôi thúc tôi đạp xe nhanh hơn Trời chiều, nắng nhạt, gió nhẹ hây hây, bình yên, dễ chịu hơn. Tôi rẽ vào con đường màu tím rực của đất đỏ nhuộm nắng chiều tà.
Ngoài xa lộ, tiếng xe cộ xa dần, không gian yên tĩnh và trong lành, có thể ngửi được mùi lá dừa từ những đám ruộng giống mới đang trỗ. Phía trước tôi, trên ngọn đồi đất sừng sững một ngôi tháp màu trắng, đỉnh tháp rực rỡ một ngôi sao vàng. Ngọn tháp nhắc tôi nhớ mình đang đến đâu, làm tôi khựng lại, muốn quay về. Nhưng tôi biết rằng sau lưng tôi là lời hứa của tôi, là niềm tin của con. Tôi phải gò lưng đạp xe lên dốc
- Đông Xuân à.
- Dạ
- Ba dạy con phải dũng cảm...
- Con đâu còn sợ ông kẹ nữa đâu, con dám ngủ riêng, con dám đi "toa-lét" một mình
Đông Xuân nói một hơi dài
- Nhưng con phải dũng cảm hơn nữa
- Dũng cảm hơn nữa là sao hở mẹ?
Câu hỏi đột ngột của Đông Xuân làm cổ tôi nghẹn lại. Tôi quên rằng tôi đã đòi hỏi quá mức, bắt con phải dũng cảm, trong khi chính tôi cũng chưa làm được điều đó. Nước mắt tôi trào ra, nhểu vào bàn tay con đang ôm siết bụng tôi.
- Mệt quá, mẹ khóc hở mẹ. Bộ đội phải dũng cảm. Mẹ là vợ của bộ đội mà
- Mẹ đâu có khóc. Mồ hôi rơi trên tay con chớ đâu phải là nước mắt
Nước mắt tôi lại tuôn ra, lại rơi xuống tay con
- ý mẹ khóc thiệt rồi, nước mắt nóng hổi tay con nè
- Không sao, mẹ sẽ nín ngay bây giờ. Con nhớ ba, con có khóc không?
- Không. Con đâu có khóc hồi nào đâu. Nhớ ba con đàn hay hơn rồi mà.
Đã đến nơi, tôi và Đông Xuân xuống xe. Nơi đây vắng lặng, không một bóng người. Tôi đã từng đến đây vào bất cứ giờ nào tôi có thể đến, nhưng chỉ đến một mình. Hôm nay là lần đầu tiên có mặt Đông Xuân. Tôi dắt con qua dãy mộ chí thẳng tắp như những hàng quân. Phía bên kia những dãy mộ có một ngôi nhà, đó là ngôi nhà khu ngoại vi nghĩa trang. Nhận ra ngôi nhà trước mặt, Đông Xuân mừng rỡ nhảy chân sáo, hay tay mở rộng, chiếc áo đầm xòe ra. Bỏ mặt tôi phía sau, Đông Xuân chạy bay tới trước. Con tôi reo lên:
- Mẹ ơi mẹ, doanh trại của ba kia rồi

Nhưng hàng rào cuối dãy mộ chí đã ngăn bước chân của Đông Xuân. Con đứng sửng lại, quay nhìn tôi ngơ ngác như một chú nai lạc đường, còn tôi, tôi đã dừng lại tự lúc nào tôi cũng không biết. Trước mặt tôi là tấm mộ chí của anh mà tôi quen thuộc từng dòng chữ, từng vết nứt. Tôi kịp nhớ ra rằng, tôi chưa bao giờ khóc tại đây với anh lần nào, tôi chỉ thấp hương và trồng một cây bông trang đỏ, tôi ngồi với anh hàng giờ để nghĩ về con mà không hề dám đưa con đến. Tất cả mọi người thân đều khuyên tôi như vậy. Tôi đã nghe lời khuyên và sa lầy mãi trong đau khổ một mình, không có con chia sẻ. Giờ đây, tôi mới cảm thấy nỗi ân hận vò xé. Tôi trách mình thiếu can đảm, không tin vào trẻ thơ. Giá như tôi cứ nói hết với Đông Xuân về cái chết của ba nó từ ngày đầu, đến hôm nay, vết thương trong tôi và trong con chắc đã qua giai đoạn đau nhức. Nhưng tôi không dám. Chẳng qua là vì nỗi đau đến đột ngột quá ngay khi tôi chờ đợi ngày gặp lại anh. Một bức điện khẩu gọi tôi đến bộ tư lệny mặt trận biên giới. Tôi gửi Đông Xuân cho baạn, đi theo xe bộ đội ra tuyền tuyến và gặp anh còn nằm trên cáng ở một trạm quân y tiền phương. Anh bị nổ mìn trên đường về, hai chân bị mất đứt, lõm sâu dưới lần chăn đắp. Nhìn anh, tôi rụng rời. Tôi chỉ còn biết hy vọng vào đôi mắt anh chưa nhắm lại. Tôi sà đến, dán mắt tôi vào đó, chút sinh lực còn lại rực lên long lanh. Nhưng đồng tử đã bất động, anh chỉ chăm chú nhìn vào một nơi vĩnh cửu nào đó trong bóng đêm. Những lời cuối cùng tôi chờ đợi, anh không hề nói, những lời nhỏ nhoi về tôi, về con, về những tiếng đàn non nớt của con. Anh thanh thản ra đi như không có ai để lại, kể cả con và tôi.
Tôi ôm ghì thân xác còn quá nửa của anh, cố gắng tuyệt vọng giành lại phân nửa đời tôi. Nhưng anh đã là người thiên cổ rồi. Người ta mang anh đi. Một chiếc xe nào đó chuyển bánh. Bao lời khuyên đồng đội anh vang bên tai tôi. Nhưng tôi có nghe thấy gì đâu, tôi chỉ còn nhớ mang máng rằng anh đã định cư ở đâu đó, anh đã nhận cho mình địa chỉ cuối cùng, địa chỉ của hương khói và thời gian. Sau đó, tôi trở về với con bằng bộ mặt người mẹ trước lúc ra đi. Con thơ ngây không linh cảm được tin dữ. Con nghe tôi, tin là ba đang tiến công về phía Tây, phía mặt trời lặn. Những chiến công từ phía mặt trời lặn được nói công khai trên đài phát thanh và trên màn ảnh truyền hình củng cố thêm niềm tin của con, rằng ba con đang tiến về nơi nào đó, ở hướng Tây. Đông Xuân đàn bản dân ca Lit-va trong khi đang hướng về mặt trận. Đúng như thế, bọn Pôn Pốt đang bị tiến công, bị truy lùng đến tận hang ổ. Chỉ trừ một sự kiện mà con chưa biết là trong số người ngã xuống cho cuộc tiến công đó có một người thân yêu nhất, là anh. Mọi người trong hòa bình, góp phần gián tiếp của mình vào chiến trường biên giới, trong đó có những người thân của tôi, đều xúc động trước sự thật tàn nhẫn này. Chính họ đã khuyên tôi hãy im lặng với con. Tôi nghe theo họ, tôi im lặng tuyệt đối, chống lại sự nổi dậy của trái tim thương nhớ. Cho đến hôm nay... Tôi cố gắng không để cơn xúc động làm run đôi vai, làm bật ra tiếng nấc. Nhưng không được, nước mắt tôi đã thú nhận với con tất cả.

Từ phia hàng rào cuối cùng của nghĩa trang, Đông Xuân chạy đến, con đã thấy đang quỳ khóc trước mộ chí. Nó tròn mắt hột nhãn
nhìn tôi, ánh mắt ngây dại nghi ngờ. Giọng nói cộc lốc:
- Mẹ ngồi đây làm gì, dắt con qua doanh trại của ba đi. Tối rồi - Đông Xuân chỉ tay về hướng những ngôi nhà ở ngoại vi nghĩa trang.
Tôi ôm con vào lòng, nói trong tiếng nấc
- Ba con ở đây. Con đọc tấm mộ bia này đi
Đông Xuân đẩy tôi ra, con kề mắt sát vào tấm bia và lẩm bẩm đọc. Con đọc thật lâu. Ban đầu thì đọc lướt qua, sau đó lại lẩm nhẩm
đánh vần. Trờ-ân-trân-huyền-trần. Vờ-ăn-văn. A-nờ-an.
Đông Xuân đọc xong, đứng bật dậy như chiếc lò xo, khoa tay, lắc đầu nguầy nguậy. Không nhìn vào tôi. Con gào tôi lên:
- Không phải ba con. Người này là Trần Văn An, ba con là Dũng Chiến
Đông Xuân làm tôi bàng hoàng. Đến giờ này tôi mới nhớ ra, cháu chưa biết tên thật của ba. Nhưng chẳng lẽ lại nói với con điều này ngay bây giờ. Trong lúc này tôi chỉ muốn Đông Xuân tin tôi, rằng con không còn ba nữa.
- Con nghe mẹ đi con. Ba con đang nằm đây. Nấm mồ này...
- Không phải đâu, con nói ba con ở biên giới mà. Ba viết thư về cho mẹ rồi
- Nhưng ba con bị...thương, và...
- Mẹ nói dối. Ba con bị thương, lành rồi, bác sĩ mổ lấy đạn ra rồi. Ba con lành rồi mới đi mà
Đông Xuân vẫn xua tay, dậm chân, vuột ra ngoài tầm tay tôi. Mặt con xanh tái, mắt tròn xoe, lắc đầu dứt khoát phản đối tôi. Tôi hoảng hốt nhào tới, ôm siết con vào lòng
- Đông Xuân ơi, hãy tin mẹ. Ba con bị mìn của bọn Pôn Pốt. Mẹ khổ biết chừng nào. Từ lâu mẹ giấy con
Nghe tôi nói đến đây, đột nhiên Đông Xuân ôm ghì lấy cổ tôi, nó khóc òa lên. Nước mắt nó chảy lên mặt, lên cổ tôi nóng xót tận trong lòng tôi. Tôi muốn nói lời nào đó để an ủi con, thậm chí, tôi vẫn còn nuôi ý định dối con lần thứ hai. Nhưng bỗng nhiên Đông Xuân vùng dậy, gào lên tuyệt vọng:
- Mẹ ơi, mẹ ngốc lắm. Ba đâu có chết hồi nào đâu. Ba có viết thư cho con đâu
- Trời ơi, con....
- Mẹ hư lắm. Ba con không có ở đây. Hãy đưa con về nhà đi mẹ ơi. Đây đâu phải là nhà của ba con. Mẹ dừng nói dối, con không tin.
Lần đầu tiên, Đông Xuân nói thẳng ra là con không tin mẹ. Nét mặt con gái tôi đanh sắc khác thường. Con không cần nghe lời khuyên của tôi, trái lại chỉ muốn tôi phải nghe. Và tôi đã nghe lời con tự lúc nào tôi cũng không hay biết. Mắt tôi ráo lệ như chưa từng khóc. Như không hề có mất mát. Tôi đứng lên, nắm lấy tay con. Mẹ con tôi dắt nhau ra khỏi làng mộ chí im lặng
Tôi đạp xe một cách khó nhọc trên xa lộ về đêm. Đông Xuân ôm chặt lấy hông tôi. Tôi chưa biết phải nói gì với con trên đường về, dù chỉ một lời. Hy vọng rồi thời gian cũng không thể xóa được nỗi nhớ ba của con. Mười ngón tay Đông Xuân thẩn thờ tư lự gõ những hợp âm lên áo tôi. Những hợp âm mơ hồ, yếu ớt thẩm vào tận đáy lòng tôi giai điệu của con, giai điệu nhớ ngàn năm.